Làm Sao Để Bé Hết Giật Mình Và Khóc Đêm

  9297

Theo thống kê có khoảng 50% trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình, có nhiều nguyên nhân như trẻ thiếu canxi, trẻ chưa quen giấc ngủ đêm…

Trẻ ngủ hay giật mình có sao không là thắc mắc của rất nhiều bà mẹ đang nuôi con nhỏ. Theo thống kê có khoảng 50% trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình, có nhiều nguyên nhân như trẻ thiếu canxi, trẻ chưa quen giấc ngủ đêm… nhưng giật mình nhiều khi ngủ đôi khi cũng là dấu hiệu bệnh lý, mời các bậc cha mẹ tham khảo tư vấn của các bác sĩ hoidapbacsi.net

Hỏi bác sĩ: Trẻ ngủ đêm hay giật mình có bệnh gì không?

Chào bác sĩ! Bé nhà em được gần 3 tuần, bé trai được 3,5kg, sinh mổ. Từ khoảng tuần thứ 2 trở lại đây, bé ngủ thẳng giấc vào ban ngày, chỉ thức bú xong sữa mẹ là ngủ, còn ban đêm bé không khóc nhưng hay ẹ ẹ, thức giấc, ngủ hay giật mình. Ban đêm, bé ngủ có đêm ngủ lúc 20h đến 3 giờ sáng, có đêm ngủ từ đầu hôm đến 2 giờ rồi thức tới sáng. Vậy, bé có triệu chứng gì không? Có phải trong tháng thời gian ngủ của bé là như vậy? Và tôi nghe nói không nên cho em bé uống nước từ lúc sinh cho đến tháng thứ 6. Vậy có đúng không và tại sao không nên cho bé uống nước sớm? Rất mong sự phản hồi của bác sĩ. Cảm ơn!

Trả lời:

Chào bạn,

Bạn nên xem lại phòng ngủ vào ban đêm có phù hợp chưa. Phòng ngủ cần phải tối, chỉ để đèn ngủ mờ mờ, nhiệt độ từ 27-28 độ C, yên tĩnh. Ban đêm bạn tránh nói chuyện với bé, bé có thức dậy thì cho bé bú rồi dỗ bé ngủ lại hoặc để cho bé nằm yên để tự ngủ lại. Bạn nên canh giờ để cho bé bú trước khi bé thức giấc hẳn vì để bé thức dậy khóc đòi bú sẽ khó ngủ lại hơn. Từ từ bé sẽ phân biệt được ngày và đêm.

Bé dưới 6 tháng tuổi nên được bú sữa mẹ hoàn toàn, không cần uống nước vì trong sữa mẹ đã có đủ nước. Nếu bé bú sữa bột thì chỉ cần uống vài muỗng nước tráng miệng sau khi bú vì nước trong sữa đã đủ nhu cầu nước của bé. Nếu uống nước nhiều sẽ làm bé mất cảm giác khát sữa dẫn đến bú sữa ít đi, không lên cân tốt được.

Các nguyên nhân thường gặp khi trẻ ngủ hay bị giật mình

Trẻ giật mình khi ngủ đôi khi là biểu hiện của một số bệnh như; trào ngược dạ dày thực quản, trẻ bị đầy hơi, khó tiêu hay gặp ác mộng.

Trẻ bị giật mình khi ngủ có thể là biểu hiện của một số bệnh sau:

Trẻ giật mình khi ngủ do: Trẻ gặp ác mộng

Các bé có thể thức dậy giữa đêm, la hét, khóc lóc. Nguyên nhân khiến bé bị giật mình khi ngủ có thể là do bé vừa gặp ác mộng. Cũng có thể chỉ là Hội chứng sợ hãi về đêm vô hại đối với bé.

Hội chứng sợ hãi về đêm

Hội chứng sợ hãi về đêm hoàn toàn khác với ác mộng. Các bé thường thức giấc nhưng không tỉnh hẳn nên cũng khó để trấn an bé. Hội chứng này xuất hiện vài giờ sau khi đi ngủ.

Lúc đó bé sẽ ngồi dậy, mắt mở, vừa khóc vừa la. Ba mẹ bé sẽ có thể rất căng thẳng. Nhưng sáng thức dậy, bạn sẽ thấy bé chẳng có vấn đề gì liên quan đến chuyện tối qua cả.

Hội chứng sợ hãi về đêm thường xảy ra nhiều nhất vào giai đoạn nhà trẻ. Nó liên qua đến sự tưởng tượng-yếu tố quan trọng trong cuộc sống của các bé. Nó không phản ảnh cảm xúc hay các vấn đề về thần kinh. Nó cũng không phải là vấn đề gì trong tương lai bé cả. Hội chứng này vô hại đối với các bé.

Trẻ giật mình khi ngủ do: Trẻ thiếu canxi

Bé thiếu canxi, có liên quan đến chứng còi xương. Trường hợp này, bé có thể xuất hiện một số dấu hiệu đi kèm như bé chậm mọc răng, hay ra mồ hôi trộm, rụng tóc hình vành khăn…

Do tâm lý xáo trộn

Giai đoạn mẹ đi làm, bé phải ở nhà với người khác… tâm lý thường xáo trộn cũng gây ra chứng giật mình khi ngủ.

Bị viêm họng hoặc một số bệnh khác

Bé bị viêm họng, côn trùng cắn, thời tiết nóng bức, bé bị viêm não, thiếu kẽm hoặc mắc phải một số chứng bệnh nào khác như viêm tai giữa, mắc chứng giun kim…

Trào ngược dạ dày thực quản

Giật mình, khóc đêm, ngủ hay vặn ưỡn mình còn có thể là triệu chứng thường gặp của trào ngược dạ dày thực quản, viêm thực quản, bé sẽ khó chịu, khóc từng đợt khi dịch dạ dày trào lên. Nếu là do trào ngược dạ dày thực quản, bé sẽ có những biểu hiện của viêm đường hô hấp kèm theo.

Biểu hiện bất thường về chức năng não

Giật mình cũng có thể là biểu hiện của một loại bất thường về cấu trúc hoặc chức năng của não bộ. Phải có thêm nhiều thông tin cũng như các xét nghiệm cần thiết mới có thể chẩn đoán chính xác.

Vì vậy, trẻ bị giật mình khi ngủ có thể là biểu hiện bình thường nhưng cha mẹ không nên chủ quan. Nếu hiện tượng này lặp lại liên tục và trẻ có những biểu hiện lạ, cha mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở uy tín để bác sĩ có lời khuyên tốt nhất.

Cha mẹ phải làm thế nào khi trẻ giật mình khi ngủ

Khi trẻ sơ sinh thường xuyên giật mình khi ngủ, ngủ không đủ giấc, ngủ chập chờn…sẽ dẫn đến nguy cơ trẻ bị nhiễm khuẩn, phát triển chậm về cân năng và chiều cao. Để hạn chế hiện tượng này, cha mẹ cần lưu ý những điều sau:

Không vỗ lưng trẻ khi trẻ giật mình khi ngủ hay cho bé bú ngay mà nen quan sát một lúc xem bé có ngủ tiếp không. Chỉ khi bé bật khóc hoặc cử động mạnh thì lúc đó cha mẹ mới nên dỗ dành bé cà cho bé bú.

Không quấn bé quá chặt trong chăn để tránh cho bé toát mồ hôi và có thể bị cảm lạnh.

Không để đèn quá sáng khi bé ngủ.

Cho bé chơi sau khi bú mẹ, cho bé nghe nhạc để bé ý thức được đây là khoảng thời gian vui chơi.

Đặt bé xuống giường hoặc nôi khi bé vừa thiu thiu ngủ. Khi đặt xuống thì vị nhai tay bé lại để bé không giật mình, giữ một lúc mới thả ra. Không nên cho bé thường xuyên ngủ trên tay mẹ.

Bổ sung vitamin D và canxi cho bé bằng sữa mẹ và các sản phẩm bổ sung dưỡng chất dành riêng cho trẻ nhỏ vì bệnh còi xương là một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng này.

+ Xem thêm:

TRỊ DỨT ĐIỂM TÂT GIẬT MÌNH VÀ THỨC ĐÊM Ở TRẺ

5 TÁC HẠI GIẬT MÌNH KHI ĐỂ TRẺ NGỦ DƯỚI ÁNH ĐÈN


Nguồn bài viết: sưu tầm
Chia sẻ cảm nghĩ của bạn về bài viết này: