Làm Gì Khi Thai Nhi Bị Dây Rốn Quấn Cổ

  8273

Chắc hẳn mẹ bầu nào cũng biết dây rốn đảm nhận vai trò cung cấp dinh dưỡng và oxy cho thai nhi. Vậy nên, bất cứ một vấn đề nào xảy ra với dây rốn đều có thể ảnh hưởng tới quá trình này.

Đa phần các mẹ khi nghe thấy dây rốn quấn cổ thì đều lo sợ thai nhi sẽ dễ bị ngạt, khó phát triển. Tuy nhiên, trên thực tế không hẳn như vậy, do đó mẹ nên tham khảo bài viết dưới đây để biết dây rốn quấn cổ thai nhi có nguy hiểm không nhé.

Tại sao dây rốn lại quấn cổ thai nhi?

Chắc hẳn mẹ bầu nào cũng biết dây rốn đảm nhận vai trò cung cấp dinh dưỡng và oxy cho thai nhi. Vậy nên, bất cứ một vấn đề nào xảy ra với dây rốn đều có thể ảnh hưởng tới quá trình này.

Mặc dù vị trí của dây rốn được cố định hai đầu nhưng trong quá trình chuyển động của thai nhi, nhất là những động tác nhào lộn vòng quanh dây rốn có thể khiến dây rốn vô tình bị quấn vào cổ thai nhi.

Nguyên nhân tiếp theo là do độ dài của dây rốn, những dây rốn càng dài thì nguy cơ tràng hoa quấn cổ càng cao. Hay chỉ số nước ối bất thường cũng làm tăng khả năng này.Dây rốn quấn cổ thai nhi không hề nguy hiểm như mẹ nghĩ.

Một lý do nữa là do sự vận động của mẹ: Nếu mẹ lao động mệt nhọc, thai nhi sẽ có xu hướng quay đầu xuống dưới, dẫn đến tình trạng dây rốn cuộn quanh thai nhi.

Mặc dù đây là hiện tượng khá phổ biến nhưng mẹ cũng cần kiểm tra thai kỳ thường xuyên để nhận biết nhanh chóng. Cách tốt nhất chính là siêu âm. Hoặc mẹ có thể dựa vào thai máy. Nếu thấy thai nhi máy quá nhiều (dây rốn quấn cố khiến lượng oxy cung cấp tới thai nhi không đủ nên bé sẽ đạp nhiều hơn bình thường) hoặc quá ít (dây rốn quấn quanh cổ làm bé bị hạn chế cử động), thì hãy tới ngay bệnh viện để khám nhé.

Dây rốn quấn cổ thai nhi có nguy hiểm không?

Rất nhiều mẹ bầu lo sợ khi dây rốn quấn cổ sẽ ảnh hưởng tới quá trình cung cấp oxy và dinh dưỡng nuôi thai nhi, hậu quả là dẫn đến thai kém phát triển, thậm trí là suy thai. Vậy trên thực tế có đúng như vậy?

Theo một thống kê có tới 30% bé chào đời khi bị dây rốn quấn cổ. Điều này cho thấy tình trạng này không hề nguy hiểm như mẹ tưởng. Thậm chí dây rốn quấn cổ còn được chứng minh rằng tác động rất ít tới khả năng chết yểu của thai nhi khi sinh.

Mẹ có thể dựa vào hiện tượng thai máy để nhận biết tình trạng dây rốn quấn cổ.

Một nghiên cứu khác của Tạp chí thuộc Hiệp hội Y khoa Mỹ thì nguyên nhân khiến thai chết lưu phần lớn là do nhau thai bất thường (chiếm 26%) và chỉ 10% là do các vấn đề về dây rốn (trong đó bao gồm cả dây rốn quấn cổ). Như vậy có thể thấy mức độ nguy hiểm của dây rốn quấn cổ tới thai nhi là vô cùng nhỏ.

Ngoài lo sợ trên, một số mẹ bầu còn e rằng khi rơi vào tình trạng này, chắc chắn mẹ sẽ phải sinh mổ vì dây rốn quấn quanh cổ thai nhi sẽ bị ngắn khiến em bé không lọt qua âm đạo của mẹ được.

Thực chất điều này có thể xảy ra nhưng với tỷ lệ vô cùng hiếm. Bởi nếu dây rốn bị quấn quá nhiều vòng, trở nên quá ngắn thì thai nhi cũng khó quay đầu thành ngôi thai thuận được. Do đó, để biết mình nên sinh thường hay sinh mổ, mẹ nên đi siêu âm thai cuối thai kỳ. Dựa vào kết quả siêu âm, bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên phù hợp cho mẹ nhé.

+ Xem thêm:

Dây Rốn Quấn Cổ Có Thật Sự Nguy Hiểm Như Nhiều Mẹ Lo Lắng

Mẹo Giúp Bé Tự Tháo Dây Rốn Quấn Cổ


Nguồn bài viết: sưu tầm
Chia sẻ cảm nghĩ của bạn về bài viết này: