Làm Gì Khi Con Bị Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản

  14326

Trào ngược dạ dày thực quản mang đến rất nhiều khó chịu cho bé yêu của bạn. Làm thế nào để phát hiện và khắc phục tình trạng này?

Hơn cả nôn trớ, trào ngược dạ dày thực quản mang đến rất nhiều khó chịu cho bé yêu của bạn. Làm thế nào để phát hiện và khắc phục tình trạng này? 

Trào ngược xảy ra khi thức ăn bị đẩy ngược từ dạ dày về thực quản, gây ra nôn ói nơi trẻ nhỏ. Tuy nôn trớ là một vấn đề vô cùng phổ biến ở các bé sơ sinh, chứng trào ngược dạ dày thực quản có thể khiến bé quấy khóc và chậm lớn. Ngoài ra, bé bị trào ngược cũng dễ gặp các vấn đề liên quan đến hô hấp.

Nhận diện chứng trào ngược

Không khó để nhận ra các bé bị trào ngược dạ dày thực quản. Những dấu hiệu thường bao gồm:

-Ho, đặc biệt là sau khi uống sữa hay bú mẹ

-Quấy khóc

-Nôn trớ nhiều, đặc biệt là sau khi bú

-Bú kém hoặc không chịu bú

-Sụt cân

-Chậm tăng cân

-Thở khò khè và gặp vấn đề về hô hấp

Chẩn đoán như thế nào?

Những bé bị trào ngược dạ dày thực quản thường được bác sĩ chẩn đoán dựa vào các triệu chứng kể trên và thăm khám cơ thể. Bé cũng có thể sẽ trải qua một số xét nghiệm bao gồm:

-Đo mức pH của dịch dạ dày vào thực quản

-Chụp X-quang thực quản

-Chụp X-quang phần trên của hệ thống tiêu hóa

Bí quyết giảm trào ngược

Thông thường, mẹ vẫn duy trì các cữ cho bú hoặc uống sữa trong ngày nếu các bé nhìn chung vẫn khỏe mạnh và tăng trưởng bình thường. Để giảm nôn trớ, mẹ nên áp dụng một số lưu ý sau:

-Cho bé ợ hơi khi bú hết 1 bên ngực hoặc khoảng 50ml sữa.

-Cho thêm 1 thìa cà phê bột gạo sữa vào bình sữa công thức hoặc sữa mẹ đã được vắt ra.

-Nếu cần thiết, bạn nên chọn loại núm vú khác, nên là loại có lỗ hình chữ thập

-Ôm bé thẳng đứng 20-30 phút sau khi bú

-Kê cao đầu bé khi ngủ

-Khi bé bắt đầu ăn dặm, thức ăn đặc sẽ giúp bé ít bị trào ngược hơn

Bác sĩ cũng có thể kê cho bé các loại thuốc hỗ trợ nhu động ruột và trung hòa axít dạ dày.

Một chiếc giường đặc biệt dành cho các bé bị trào ngược dạ dày thực quản

Ảnh hưởng đến sức khỏe

Thông thường, khi bé lớn lên thì hiện tượng này cũng tự thuyên giảm. Rất hiếm trường hợp trào ngược kéo dài và gây hư hại thực quản. Dịch dạ dày đi vào phổi cũng có thể gây viêm phổi.

Trong những trường hợp bé khó thở sau khi nôn, bỏ bú và sụt cân, không lên cân, thường xuyên quấy khóc, mẹ cần đưa con đến gặp bác sĩ.

+ Xem thêm:

TRẺ BỊ ĐAU DẠ DÀY VÌ BỐ MẸ ÉP ĂN ÉP HỌC

NGUY CƠ LOÉT DẠ DÀY KHI XAY NHUYỄN ĐỒ ĂN CHO BÉ


Nguồn bài viết: babycenter
Chia sẻ cảm nghĩ của bạn về bài viết này: