Làm Gì Để Hạ Hoả Trẻ 4-5 Tuổi Hay Giận Dữ Vô Cớ

  9058

Giúp con biểu hiện cảm xúc đúng là điều cha mẹ nên làm ngay lúc này. Cha mẹ có thể dạy trẻ một số từ để biểu hiện cảm xúc như: "Con không thích, con không muốn/ của con".

Đôi lúc cha mẹ cảm thấy bất lực khi trẻ có hành vi giận dữ, nóng nảy, thậm chí trẻ hay giận vô cớ dù không có lý do gì. Điều cha mẹ nên làm lúc này là giúp con cân đối được cảm xúc và bình tĩnh giải quyết vấn đề.

Bài viết dưới đây là những thông tin bổ ích và cần thiết cho ba mẹ:

1. Vì sao trẻ hay giận dữ với mọi người?

Trẻ dưới 4 tuổi thường nóng nảy, giận dỗi

Giận dữ là cảm xúc đứng đầu trong 5 cảm xúc của trẻ nhỏ dưới 4 tuổi. Ngay từ khi 1 tuổi, trẻ đã bắt đầu biết giận dữ khi không làm được điều gì hoặc cha mẹ làm điều trẻ không hài lòng. Nguyên nhân do lúc này, não của trẻ phát triển mạnh mẽ, độc lập và trẻ cũng học được nhiều kỹ năng vận động nên muốn mình làm mọi thứ. 

Tuy nhiên, trẻ đang thiếu công cụ để thể hiện cảm xúc của mình, ví dụ như ngôn ngữ. Trẻ muốn làm điều này hoặc không thích điều kia nhưng không thể nói: "Con không muốn/ con không thích/ của con mà/ của mẹ mà...". Do đó trẻ sẽ dùng sự khó chịu của mình để nói lên điều mình muốn nói.

Thông thường, hành vi này sẽ lập lại khi trẻ dưới 1,5 tuổi, độ tuổi trẻ chưa nói được nhiều ngôn ngữ và chưa biết cách thể hiện cảm xúc.

Sau 2 tuổi, trẻ đã trang bị cho mình vốn từ vựng giao tiếp để đủ biểu hiện cảm xúc và giao tiếp với mọi người. Nếu trên 2 tuổi trẻ vẫn thường khóc lóc, ăn vạ, đâp đồ hoặc đập đầu xuống nền nhà, giãy giụa, giận dữ thì cha mẹ cần điều chỉnh cảm xúc cho trẻ ngay. Trong tình huống này, thứ nhất có thể do cha mẹ nuông chiều khiến trẻ thích mè nheo, "ra lệnh", thứ 2 có thể do trẻ ít được cha mẹ quan tâm, hướng dẫn đúng nên chưa biết cách giao tiếp và biểu hiện cảm xúc không đúng.

2. Cha mẹ nên làm gì?

Cha mẹ cần bình tĩnh giúp con kiềm chế cảm xúc

Giúp con biểu hiện cảm xúc đúng là điều cha mẹ nên làm ngay lúc này. Cha mẹ có thể dạy trẻ một số từ để biểu hiện cảm xúc như: "Con không thích, con không muốn/ của con". Khi trẻ có thể nói được các từ biểu hiện cảm xúc, trẻ sẽ giảm được sự giận dữ với mọi người. 

Nếu trẻ muốn tự làm điều trẻ muốn trong phạm vi cho phép và giám sát của cha mẹ, hãy cứ để trẻ làm. Nếu trẻ bắt đầu giận dữ vì không làm được, hãy xem trẻ có muốn mẹ giúp không. Cha mẹ vừa làm vừa nói với trẻ: "Con phải bình tĩnh mới làm được/ nào con yêu, hãy bình tĩnh, mẹ sẽ giúp con làm". Khi trẻ làm xong hãy khen ngợi trẻ để con cảm thấy được thoải mái, không áp lực.

Trong trường hợp trẻ đánh bạn, mẹ hãy ngay lập tức bế trẻ ra chỗ khác thay vì đánh trẻ lúc đó. Sau đó bình tĩnh nói với trẻ: "Con không được làm vậy". Khi bé bình tĩnh, hãy nói với bé rằng: "Con có muốn chơi cùng bạn không/ Nếu không thì chúng ta sẽ về/ Nếu con muốn chơi thì con hãy dùng những từ mẹ đã dạy con để nói cho bạn biết con nghĩ gì".

Việc tôn trọng suy nghĩ của trẻ, hiểu được trẻ đang nghĩ gì và đưa ra lời khuyên cho trẻ sẽ hữu ích hơn việc cha mẹ tự quyết định giải quyết vấn đề theo ý mình.


Nguồn bài viết: eva
Chia sẻ cảm nghĩ của bạn về bài viết này: