Không Cần Đóng Bỉm Nữa Mẹ Vẫn Có Thể Cho Bé Đi Vệ Sinh Đúng Giờ Đúng Nơi

  33489

Có một cách đơn giản để rèn bé đi vệ sinh đúng nơi - đúng chỗ và biết ra tín hiệu khi có nhu cầu ngay từ khi còn nhỏ đó là phương pháp dạy trẻ đi vệ sinh với tên gọi EC hay còn gọi là PHƯƠNG PHÁP VỆ SINH TỰ NHIÊN

Các mẹ thường đóng bỉm hoặc tã lót cho con khi con còn nhỏ. Nhưng vào những ngày thời tiết nóng nực, việc đóng bỉm suốt 24/24 giờ rất dễ khiến trẻ bị nóng, hăm và nổi mụn. Đó là chưa kể việc đóng bỉm lâu dài sẽ khiến bé mất đi khả năng ra tín hiệu khi cơ thể có nhu cầu đi vệ sinh.

Có một cách đơn giản để rèn bé đi vệ sinh đúng nơi - đúng chỗ và biết ra tín hiệu khi có nhu cầu ngay từ khi còn nhỏ đó là phương pháp dạy trẻ đi vệ sinh với tên gọi EC hay còn gọi là PHƯƠNG PHÁP VỆ SINH TỰ NHIÊN cho trẻ sơ sinh. Phương pháp này ứng dụng sự liên kết giữa âm thanh và hành động đi vệ sinh của trẻ.

Đóng bỉm nhiều dễ khiến trẻ bị hăm (Ảnh minh họa).

EC là cách mà bố mẹ hoặc người chăm sóc trẻ nhận diện được dấu hiệu trẻ buồn tè, buồn ị để đưa chúng vào toilet và "giải quyết" thay vì đóng bỉm, tã như trước. Phương pháp này bắt nguồn từ cách rèn cho trẻ đi vệ sinh từ nhỏ ở một số nước châu Á. Và hiện nay, nó đang ngày càng được áp dụng phổ biến cả trong các gia đình phương Tây.

Giúp trẻ học cách “tạm biệt” chiếc bỉm

Thực ra trẻ con cũng giống như người lớn vậy, không hề muốn việc đi vệ sinh bị dính ra quần. Nhưng đóng bỉm thường xuyên chính là nguyên nhân gây ra thói quen này. Chúng hoàn toàn có khả năng ra tín hiệu khi muốn đi toilet (cũng như biểu hiện khi chúng đói hoặc mệt). Nhưng nếu bố mẹ không chú ý và rèn luyện, trẻ sẽ mất khả năng này sau 6 tháng. Vì vậy bố mẹ hãy để ý các điệu bộ, biểu hiện và đưa con ngay vào nhà vệ sinh khi chúng cần. Khi con còn nhỏ, bố mẹ cũng có thể kích thích ngôn ngữ của bé như phát ra âm thanh “poo poo” (cái bô) hay “wee” (tè) hoặc "xi xi" để báo hiệu con muốn đi vệ sinh.

Dần dần, trẻ sơ sinh sẽ biết cách chạm vào người khác hoặc phát ra âm thanh đặc biệt khi có nhu cầu. Bạn có thể luyện tập cho con từ khi mới chào đời hoặc bất cứ thời điểm nào, nhưng tốt nhất là khi trẻ bắt đầu nhận biết được những chuyển động và dấu hiệu của cơ thể. Bạn không cần áp dụng toàn thời gian phương pháp EC, có thể tiến hành dần dần, chẳng hạn như các mẹ vẫn dùng bỉm cho con vào ban đêm.

Dạy trẻ đi vệ sinh đúng nơi quy định ngay từ nhỏ (Ảnh minh họa).

Tại sao các mẹ nên lựa chọn phương pháp này?

Lợi ích lớn của phương pháp này trước tiên là không phải mua nhiều tã bỉm cho con như trước, có thể tiết kiệm một khoản tiền kha khá. Dù dùng tã vải thì tốt cho môi trường hơn tã dùng một lần, nhưng với phương pháp EC thì các mẹ còn tiết kiệm được nước và thời gian vệ sinh cho con.

Tuy nhiên, còn có một lý do khác. Việc nắm bắt bản năng bẩm sinh và nhận biết nhu cầu của con sẽ giúp mối tương tác và sự thấu hiểu giữa cha mẹ với con cái khăng khít hơn. Từ đó việc nuôi dạy con cũng trở nên dễ dàng.

Trong quá trình thực hiện phương pháp này, giai đoạn đầu hoặc khi phụ huynh lơ là, phân tâm, mệt mỏi mà không chú ý các dấu hiệu của con thì cũng sẽ phải chấp nhận việc tai nạn xảy ra khi con lỡ vệ sinh ra quần, ra sàn nhà. Ngoài ra bố mẹ cũng phải đối mặt với một giai đoạn mà phòng vệ sinh trở nên lộn xộn. Bởi thế, muốn rèn con đi vệ sinh thành công, rất cần sự ủng hộ và thống nhất của các thành viên trong gia đình.

Một vài lưu ý để dạy bé đi vệ sinh thành công:

Hãy khen ngợi mỗi lần bé đi vệ sinh đúng nơi quy định (Ảnh minh họa).

- Độ tuổi phù hợp nhất để áp dụng cách rèn trẻ đi vệ sinh theo tín hiệu là trẻ từ 0 – 4 tháng tuổi và mùa hè là thời điểm thích hợp nhất.

- Bắt đầu vào buổi sáng: Đi vệ sinh thường là nhu cầu xuất hiện sau một giấc ngủ dài. Vì vậy, trước tiên hãy đánh thức con và tập cho bé làm quen phương pháp EC ngay buổi sáng.

- Dấu hiệu khi ngủ: Nếu bé ngọ nguậy, trằn trọc khi ngủ thì đó thường là dấu hiệu con có “nhu cầu cần giải quyết”.

- Khen ngợi: Hãy dành lời khen ngợi cho các bé khi bé bắt đầu biết đi vệ sinh đúng nơi quy định.

- Đừng bỏ qua các dấu hiệu: Khi nhận thấy các biểu hiện khác từ con như túm quần, mặt ngây ra thì đừng lơ là vì có thể là sự ra hiệu riêng của bé.

- Sẵn sàng đối mặt với "tai nạn”: Chuẩn bị sẵn khăn, giấy và đừng bối rối khi giải quyết hậu quả nếu bạn bỏ lỡ tín hiệu từ con.

- Không từ bỏ: Kiên trì, nhẫn nại là chìa khóa thành công. Vì vậy không nên nản chí khi thường gặp phải “tai nạn” vì bỏ lỡ tín hiệu của con. Đừng lo, công việc khó khăn sẽ được đền đáp xứng đáng.

+ Xem thêm:

Nói Xi Tè Sớm Gây Ảnh Hưởng Bàng Quan Và Thận Của Bé Là Không Có Căn Cứ

LÀM SAO ĐỂ KHẮC PHỤC CHỨNG ĐÁI DẦM Ở BÉ?


Nguồn bài viết: sưu tầm
Chia sẻ cảm nghĩ của bạn về bài viết này: