Khi bị tưa lưỡi, trẻ sẽ rất khó chịu và bỏ bú vì đau đớn. Nhiều trường hợp, trẻ sơ sinh bị đẹn còn sưng đỏ ở mặt lưỡi.
Trẻ sơ sinh bị đẹn thường được các mẹ điều trị bằng các phương pháp dân gian. Tuy nhiên, nó không thể mang lại hiệu quả, ngược lại còn khiến các bé gặp nguy.
Đẹn hay còn gọi với cái tên chính thức là nấm miệng thường xuất hiện trong khoang miệng của trẻ. Vị trí tập trung nhất là mặt lưỡi với các chấm trắng tròn, nổi thành mảng và tạo thành các dây tưa trên mặt lưỡi.
Khi bị tưa lưỡi, trẻ sẽ rất khó chịu và bỏ bú vì đau đớn
Khi bị tưa lưỡi, trẻ sẽ rất khó chịu và bỏ bú vì đau đớn. Nhiều trường hợp, trẻ sơ sinh bị đẹn còn sưng đỏ ở mặt lưỡi. Một số mẹ vì muốn giải quyết giúp con đã dùng muỗng cạo các chấm trắng này trên mặt lưỡi và gây chảy máu khiến các bé bị nhiễm trùng. Trong vài trường hợp nặng, đẹn lưỡi có thể lan xuống đường ruột và dẫn đến tình trạng tiêu chảy kéo dài.
Thủ phạm khiến trẻ sơ sinh bị đẹn
Đẹn thực chất chính là nấm có tên khoa học là Candidas albican. Trong cơ thể người, đây là loại nấm luôn trú ẩn và sẵn sàng bùng phát thành các chứng bệnh nếu sức đề kháng kém. Chính vì vậy, trẻ sơ sinh bị đẹn sau khi chữa khỏi vẫn có nguy cơ tái phát trở lại và làm ảnh hưởng đến chuyện ăn uống cũng như sức khỏe của bé.
Ngoài ra, một trong những nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị đẹn chính là do khâu vệ sinh không đảm bảo. Nếu sau mỗi lần cho con bú, mẹ không vệ sinh miệng trẻ sạch sẽ bằng gạc hoặc cho tráng miệng với nước thì cặn sữa bám trên lưỡi sẽ tạo điều kiện cho nấm bùng phát.
Sau các đợt bệnh, sức đề kháng của trẻ bị giảm sút cũng là một trong những thời cơ rất thuận lợi để nấm miệng trở lại.
Các cách trị trẻ sơ sinh bị đẹn
Có rất nhiều cách trị đẹn cho trẻ sơ sinh từ việc vệ sinh răng miệng. Tuy nhiên, dùng cách nào cho phù hợp còn tùy vào tuổi của trẻ:
Với trẻ dưới 1 tuổi
Có thể dùng cỏ mực giã nát và lọc lấy nước cốt rơ lưỡi hàng ngày cho bé từ 2-3 lần
Mẹ có thể dùng cỏ mực giã nát và lọc lấy nước cốt rơ lưỡi hàng ngày cho bé từ 2-3 lần. Khi rơ, không cần chà xát nhiều, chỉ cần chấm lên chỗ lở là đủ.
Ngoài cỏ mực ra, mẹ có thể dùng muối Bicarbonate de Natri để chữa trẻ sơ sinh bị đẹn lưỡi. Cách làm rất đơn giản: Dùng gói Bicarbonate de Natri pha loãng theo tỉ lệ 1 thuốc : 4 nước. Sau đó rơ lưỡi như bình thường, khoảng 5-7 lần trong ngày. Đến khi khỏi hẳn, tiếp tục dùng muối sinh lý để rơ lưỡi cho bé nhằm tránh tái phát bệnh.
Nếu không dùng muối Bicarbonate de Natri, mẹ cũng có thể dùng thuốc nystatin (viên bao đường nystatin 500.000 đơn vị) để pha với nước muối sinh lý (5 viên thuốc pha với 1-2 giọt nước muối sinh lý) để rơ lưỡi cho bé.
Với trẻ trên 1 tuổi
Nếu trẻ trên 1 tuổi, có thể dùng mật ong rơ lưỡi hoặc ngâm thảo dược cho bé ngậm nước, súc miệng hàng ngày
Tất cả các cách trên đều có thể dùng được cho bé trên 1 tuổi bị đẹn lưỡi. Ngoài ra, có thể dùng mật ong rơ lưỡi hoặc ngâm thảo dược cho bé ngậm nước, súc miệng hàng ngày.
Lưu ý: Tất cả những cách trị trẻ sơ sinh bị đẹn lưỡi trên đây chỉ dùng trong khoảng tối đa 7 ngày. Nếu chưa thấy khỏi sau thời gian áp dụng, nên cho trẻ đi khám để được điều trị bằng thuốc.