Hướng Dẫn mẹ Bầu Tập Thở Đúng Cách Khi Rặn Sinh Thường

  8198

Các kỹ thuật thở đặc biệt dành riêng cho chuyển dạ cũng có thể giúp bạn vượt qua các cơn co thắt và quá trình chuyển dạ một cách dễ dàng hơn.

Có nhiều phương pháp giúp mẹ đỡ đau trong quá trình chuyển dạ và sinh thường dễ dàng hơn, một trong số đó là thở đúng cách.

Sau 9 tháng mang thai cuối cùng cũng đến lúc chuyển dạ. Nhiều mẹ bầu lo lắng về những cơn đau co thắt trong quá trình chuyển dạ. Thở đúng cách rất quan trọng cho việc chuyển dạ lúc sinh. Đó là lý do tại sao hầu hết các bác sĩ sản khoa nhấn mạnh về tầm quan trọng của việc học các kỹ thuật thở cho phụ nữ mang thai vì chúng có thể giúp các mẹ đỡ đau trong quá trình chuyển dạ. Hơn nữa, các kỹ thuật thở đặc biệt dành riêng cho chuyển dạ cũng có thể giúp bạn vượt qua các cơn co thắt và quá trình chuyển dạ một cách dễ dàng hơn.

Thở đúng cách hỗ trợ cho việc chuyển dạ như thế nào?

Khi lo lắng, sợ hãi, căng thẳng bạn thường thở gấp và nông. Trong thời gian chuyển dạ, nếu bạn bị căng thẳng, hơi thở sẽ trở nên gấp gáp dẫn đến thiếu oxy cho cả mẹ và bé. Hơn nữa, bạn sẽ cảm thấy choáng và kiệt sức vì không đủ oxy. Điều này khiến bạn dần mất kiểm soát cơ thể và làm cho quá trình chuyển dạ trở nên rất khó khăn vất vả.  

Hãy hít thở một cách nhịp nhàng trong quá trình chuyển dạ giúp tăng lượng oxy cho cơ thể mẹ và đảm bảo đủ oxy cho bé. Thêm vào đó, thở đúng cáchcũng sẽ giúp bạn đối phó với các cơn co thắt dễ dàng hơn.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những rủi ro liên quan tới sinh mổ hay sử dụng kẹp can thiệp khi sinh hoàn toàn có thể tránh được thông qua việc thở nhịp nhàng và các kỹ thuật thư giãn khác. Để hiểu rõ hơn bác sĩ khuyên các bà mẹ mang thai nên tìm hiểu về những rủi ro của việc mất kiểm soát hơi thở trong quá trình chuyển dạ.

Cách thở tốt nhất khi chuyển dạ?

Trong khi nhắm mắt, hãy cố gắng tập trung vào nhịp thở của bạn và cảm nhận xem mình thở có nhịp không. Để thở nhịp nhàng, bạn phải ngừng một chút trước khi thở ra và tiếp tục hít vào. Hơn nữa, bạn phải đảm bảo rằng thời gian hít vào và thở ra cũng như lượng oxy bạn nạp vào cơ thể giữa hai nhịp thở là gần như nhau. 

Một điều quan trọng cần lưu ý là nhịp hít vào có thể ngắn hơn so với nhịp thở ra nhưng không thể ngược lại. Thở nông trong quá trình có cơn co thắt là hoàn toàn bình thường nhưng hãy cố gắng không bị thở gấp mất kiểm soát.

Các kỹ thuật thở có thể luyện tập?
 
Bạn có thể thực hiện thở hoàn toàn bằng miệng hoặc bằng mũi hoặc hít vào bằng mũi và thở ra bằng miệng. Điều quan trọng là bạn cần thư giãn trong khi thở và giữ đều nhịp độ. Khi luyện tập các kỹ thuật thở bạn cần có một điểm trọng tâm và hơi thở sâu.

1. Kỹ thuật thở cơ bản

Thở sâu: Là cách thở mạnh và sâu đòi hỏi bạn sẽ phải hít vào bằng mũi và thở ra bằng miệng. Cách thở này phải được thực hiện trước và sau mỗi cơn co thắt để chồng bạn biết rằng cơn co thắt đã bắt đầu và cũng để bạn và con có đủ oxy. Đây được coi như một tín hiệu để bạn bắt đầu thư giãn cơ thể trong suốt quá trình co thắt cũng như sau đó.

Điểm trọng tâm: Bạn cần có một điểm trọng tâm trong đầu để tập trung tốt hơn vào hơi thở của mình. Điểm trọng tâm này có thể là một cảnh đẹp trong tưởng tượng hoặc một vật thật trong phòng. Tuy nhiên, trong quá trình chuyển dạ khi các cơn co thắt mạnh hơn có thể khiến bạn đánh mất điểm trọng tâm này. Trong tình huống như vậy, tốt hơn là hãy duỗi chân tay thư giãn khi hít thở sâu.

2. Kỹ thuật thở cho các giai đoạn chuyển dạ

Giai đoạn đầu
Thở bụng chậm sâu: Thở bụng châm sâu được thực hiện như sau: đầu tiên hít một hơi thở sâu, sau đó hít một hơi bằng mũi, giữ cho môi mím lại và thở chậm rãi bằng ra miệng, cuối cùng kết thúc bằng một hơi thở sâu. Kỹ thuật thở này còn được gọi là thở bụng hoặc ngực thở và nó tương tự như cách chúng ta hít thở trong khi ngủ.

Thở ngực nhanh nông: Thở ngực nhanh nông cũng bắt đầu và kết thúc bằng một hơi thở sâu. Giữa những hơi thở sâu bạn có thể hít thở theo cách thực hiện hơi thở chậm. Tuy nhiên, khi bạn cảm thấy cơn co thắt mạnh hơn và hơi thở trở nên nông hơn, bạn có thể bắt đầu cách thở tạo ra những âm thanh như "hee" hoặc "hoo" trong khi thở ra và cố gắng duy trì cho đến khi sự co thắt giảm đi.

Thở thổi nến: Bạn cũng bắt đầu với một hơi thở sâu. Sau đó bạn thực hiện ba hơi thở nông và nhanh, mỗi lần thở ra tạo thành âm thanh "hee". Lặp lại thêm 3 nhịp thở nông và nhanh, mỗi lần thở ra thật chậm tạo thành âm thanh "hoo". Cuối cùng kết thúc bằng một hơi thở sâu.

Thở linh hoạt: Thở linh hoạt tương tự như thở thổi nến. Sự khác biệt duy nhất giữa hai kỹ thuật thở là bạn có thể thực hiện nhịp thở "hoo" linh hoạt, bất cứ lúc nào khi đang thực hiện nhịp thở “hee”.

Giai đoạn sau

Rặn đẻ chủ động: Trước khi cảm thấy cần phải rặn, hãy hít vào từ từ, sau đó hít thật sâu, giữ hơi, đưa hơi xuống bụng và dồn sức rặn mạnh ít nhất trong 7 giây sau đó thở ra từ từ. Sau khi thở ra hết, hãy thư giãn trước khi lấy hơi cho lần rặn tiếp. Bạn có thể kêu rên trong quá trình rặn nếu bạn muốn.

Hỗ trợ rặn đẻ: Hỗ trợ rặn đẻ cho các bà mẹ không có cảm giác muốn rặn. Trước khi bác sĩ yêu cầu rặn, bạn chỉ cần hít thở thoải mái. Tiếp theo hãy hít sâu, vừa giữ hơi hoặc thở ra từ từ trong vòng 7 giây vừa dồn sức rặn mạnh. Cuối cùng hãy thở hết ra.

Nhịp rặn dài: Nhịp rặn dài là hình thức hỗ trợ đẻ khi bác sĩ yêu cầu người mẹ giữ hơi trong thời gian lâu hơn, khoảng 10 giây và dồn sức rặn. Kỹ thuật này có rủi ro cao vì vậy không được khuyến khích.

+ Xem thêm:

HƯỚNG DẪN 4 KIỂU THỞ GIÚP MẸ RẶN ĐẺ NHANH NHẤT

ƯU VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA VIỆC SINH THƯỜNG VÀ SINH MỔ.


Nguồn bài viết: afamily
Chia sẻ cảm nghĩ của bạn về bài viết này: