Hướng Dẫn Mẹ Bầu Cách Nằm Xuống Ngồi Dậy Chuẩn An Toàn

  5307

Trong mọi hoạt động, sinh hoạt hàng ngày, mẹ bầu đều phải cẩn trọng. Thậm chí ngay cả việc nằm xuống, ngồi dậy thế nào mẹ cũng nhớ phải "đúng chuẩn an toàn".

Khi mang thai, việc đi ngủ cũng là một vấn đề phiền toái vì các mẹ không lúc nằm xuống hay ngồi dậy mà người không đau ê ẩm. Để giảm thiểu tối đa nỗi lo trên, dưới đây là từng bước hướng dẫn cơ bản để các mẹ có thể nằm xuống và ngồi dậy theo cách thoải mái nhất có thể.

Khi mang bầu, bà mẹ nào cũng mong muốn em bé trong bụng được an toàn, khỏe mạnh phát triển đến ngày đủ tuần đủ tháng và chào đời. Trong mọi hoạt động, sinh hoạt hàng ngày, mẹ bầu đều phải cẩn trọng. Thậm chí ngay cả việc nằm xuống, ngồi dậy thế nào mẹ cũng nhớ phải "đúng chuẩn an toàn". 

Mẹ bầu nên nằm xuống như thế nào cho thoải mái?

mang bau dau phai chuyen thuong, nam xuong ngoi len me cung nho phai dung cach - 1

Đầu tiên là việc chuẩn bị chỗ nằm:

- Để nhiều gối trên giường nằm của mẹ

- Nhờ sự trợ giúp từ các ông bố trong việc ngồi và ngả người xuống giường.

- Để vị trí giường cách chỗ các mẹ hay sinh hoạt gần nhất có thể.

Sau đó là việc ngả lưng:

- Sau khi ngồi xuống giường, các mẹ nên lùi người càng về phía sau càng tốt, vừa dùng tay chống đỡ cho cơ thể, vừa từ từ hạ người xuống.

- Sau đó, chậm rãi nhấc chân và kéo lên trên giường.

Cuối cùng là tư thế nằm:

Theo các chuyên gia, nằm nghiêng về bên trái sẽ giúp cải thiện tuần hoàn máu. Nó sẽ giúp lượng máu giàu dinh dưỡng có hướng lưu thông thuận lợi hơn đến thai nhi, để cung cấp lượng dưỡng chất cần thiết cho bé.

Trong trường hợp không quen với việc nằm ngả người về 1 bên, các mẹ thỉnh thoảng nên trở mình một chút. Làm cách này sẽ đảm bảo các mẹ luôn cảm thấy thoải mái khi ngủ.

Và đừng quên tránh một số việc sau:

- Để tránh gây tổn hại đến cơ thể, các mẹ không được ngồi dậy hoặc nằm xuống quá nhanh khi ngủ.

- Cần tránh việc nằm ngửa sau tam cá nguyệt thứ nhất. Nó có thể gây buồn nôn, chóng mặt, và đau lưng cũng như thiếu oxy đến thai nhi. 

- Ngủ tư thế nằm sấp dù không gây tổn hại cho bé, nhưng cũng có thể gây khó chịu cho bụng mẹ.

- Để tránh việc đi tiểu đêm, không nên uống nước hay bất kỳ loại đồ uống nào khác trước khi ngủ.

- Vì ợ nóng là một triệu chứng phổ biến khi mang thai, các mẹ nên đi ngủ sau thời điểm dùng bữa ít nhất là 2 tiếng.

Mẹ bầu nên ngồi dậy như thế nào cho thoải mái nhất

mang bau dau phai chuyen thuong, nam xuong ngoi len me cung nho phai dung cach - 2

Đầu tiên là tư thế ngồi khi dậy:

- Với các mẹ quen nằm ngửa, hãy bắt đầu bằng việc xoay người về một phía.

- Nhẹ nhàng đưa đầu gối hướng về phía thành giường.

- Vừa chống tay vừa từ từ nhấc người dậy.

Và sau đó là khi đứng lên:

- Cố gắng giữ tư thế ngồi thẳng trên giường trong vòng 1 phút trước khi ngồi dậy. Đứng dậy ngay lập tức có thể khiến các mẹ bị choáng.

- Hít thở sâu và từ từ đứng dậy.

- Trong trường hợp cần giúp đỡ, hãy nhờ bố hoặc người thân dìu các mẹ đứng lên.

Cho dù gặp nhiều khó khăn trong thời gian này, đừng lo vì các mẹ sẽ không hề đơn độc trong thời điểm này, nên hãy thật thoải mái trước những gì sắp diễn ra. Như đã nói ở trên, các mẹ không việc gì phải phải ngần ngại trong việc nhờ người khác giúp đỡ nếu có bất kỳ rắc rối nào xảy ra. Mọi thứ đều đáng được trân trọng, và những phút giây thoải mái trong thai kỳ cũng thế.


Nguồn bài viết: eva
Chia sẻ cảm nghĩ của bạn về bài viết này: