Hiện Tượng Đổ Mồ Hôi Trộm Khi Ngủ Ở Trẻ Nhỏ

  4410

Hầu hết trẻ nhỏ khi ngủ thường ra mồ hôi, nhất là một số trẻ có biểu hiện của bệnh còi xương. Hơn nữa trẻ nhỏ thường nóng hơn người lớn nên nếu ngủ đắp quá ấm hoặc mặc nhiều quần áo thì dễ toát mồ hôi.

Vì Sao Trẻ Em Ngủ Hay Đổ Mồ Hôi?

Hầu hết trẻ nhỏ khi ngủ thường ra mồ hôi, nhất là một số trẻ có biểu hiện của bệnh còi xương. Hơn nữa trẻ nhỏ thường nóng hơn người lớn nên nếu ngủ đắp quá ấm hoặc mặc nhiều quần áo thì dễ toát mồ hôi.

Lượng mồ hôi tiết ra là do thần kinh thực vật khống chế, trẻ nhỏ đang trong giai đoạn tăng trưởng mạnh lại hiếu động thì mồ hôi bài tiết nhiều là một biểu hiện sinh lý. Khi trẻ mới ngủ thần kinh thực vật ở trạng thái hưng phấn nên thường ra nhiều mồ hôi. Khi đã đi vào giấc ngủ say, thần kinh thực vật bị ức chế, lượng mồ hôi sẽ giảm.

Cho nên thường ở trẻ khỏe, lúc mới ngủ mồ hôi ra nhiều, sau nửa đêm khi trẻ ngủ say mồ hôi ra rất ít là hiện tượng bình thường. Nếu trẻ bị còi xương thì ban đêm trẻ ngủ say vẫn ra nhiều mồ hôi, kèm theo các triệu chứng khác như răng mọc chậm, lồng ngực nhô (mình gà), chân đi vòng kiềng…

Để trẻ không bị mồ hôi nhiều, bạn nên cho bé ở phòng thoáng, chú ý lau mồ hôi cho bé vì mồ hôi ra nhiều gây ướt áo có thể ngấm ngược lại làm trẻ dễ bị cảm lạnh, hướng dẫn bé hạn chế nô đùa chạy nhảy mạnh trước lúc đi ngủ. Nếu bé bị còi xương thì nên đưa bé đi khám chuyên khoa nhi, nếu cần bác sĩ sẽ kê đơn cho dùng bổ sung canxi vitamin D3 dạng dược phẩm.

+ Xem thêm:

BÀI THUỐC DÂN GIAN TRỊ ‘MÁ NẺ CÀ CHUA’ CHO BÉ CỰC NHANH

ĐỂ DẠY CON THÔNG MINH MẸ ĐỪNG BỎ QUA CÁC ĐIỀU NÀY


Nguồn bài viết: sưu tầm
Chia sẻ cảm nghĩ của bạn về bài viết này: