Glutamate ngoại sinh “dư thừa” trong mì chính gây rối loạn hoạt động não, dẫn đến suy thoái não, lú lẫn ở trẻ.
Bột ngọt là một lớp hóa chất có tên là excitotoxins. Excitotoxins gây tổn thương não và tổn thương đến hệ thống thần kinh trung ương. Excitotoxins có xu hướng ảnh hưởng đến phần hypothalmus của não, kiểm soát các chức năng quan trọng của cơ thể chẳng hạn như sự tăng trưởng, mô hình giấc ngủ, tuổi dậy thì và cả sự thèm ăn.
Các nhà khoa học tại Mỹ đã tiến hành nghiên cứu và nhận thấy rằng, việc ăn nhiều mì chính sẽ khiến bé không thể phát triển chiều cao toàn diện.
Mì chính khiến sự phát triển chiều cao bi hạn chế.
Ngoài ra, khi chúng ta đưa lượng natri có trong bột ngọt vào cơ thể quá nhiều, sẽ làm tăng lượng muối, làm giảm khả năng hấp thụ canxi. Từ đó gây ra các bệnh thiếu canxi trường diễn, lâu ngày có thể gây ra loãng xương dẫn đến sự phát triển chiều cao của trẻ bị hạn chế.
Ảnh hưởng đến gan, thận của trẻ
Nếu chúng ta dung nạp quá nhiều bột ngọt vào cơ thể, gan và thận phải làm việc “cật lực” để biến chúng thành dạng hòa tan, và có thể đào thải qua đường nước tiểu dẫn đến bị suy yếu và gây nhiều rối loạn khác như: suyễn, trầm cảm, nhức đầu, đau thắt ngực, tê mặt…
Ảnh hưởng đến tim mạch và gây ung thư
Trẻ em ăn quá nhiều bột ngọt sẽ khiến tạo ra quá nhiều chất acid aminobutyric trong não gây ức chế sự tiết hormon giải phóng thyrotropin, hormon tuyến cận giáp. Khiến cho bé gặp phải những vấn đề về tim mạch và có nguy cơ mắc bệnh ung thư cao.
Mì chính có thể gây vấn đề về tim mạch và có nguy cơ mắc bệnh ung thư cao.
Giảm chức năng sinh sản
Một số nghiên cứu cho rằng bột ngọt ức chế chức năng bình thường của hypothalmus, có thể gây ra tác động tiêu cực lâu dài chẳng hạn như béo phì, rối loạn giấc ngủ, suy giảm chức năng sinh sản và ảnh hưởng đến kinh nguyệt.
Tăng huyết áp
Bột ngọt chứa nhiều natri. Khi ăn vào natri sẽ gây háo nước, làm chúng ta phải uống nhiều nước. Khi uống nhiều, nước sẽ thẩm thấu vào mạch máu, tăng thể tích máu và áp lực máu, gây ra tăng huyết áp.
Lời khuyên cho bạn là hãy hạn chế tối đa việc sử dụng mì chính trong chế biến thức ăn. Và tuyệt đối không cho trẻ em dưới 6 tuổi ăn mì chính.
+ Xem thêm:
TÁC HẠI CỦA BỘT NGỌT ĐỐI VỚI BÀ BẦU VÀ THAI NHI
4 THỰC PHẨM ĐỘC HẠI MẸ VIỆT THƯỜNG CHO BÉ ĂN