Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng, những bé sơ sinh bú sữa công thức thường được cho ăn thức ăn đặc sớm hơn so với trẻ được bú mẹ.
Ăn dặm sớm không tốt cho sức khỏe của bé
Các quan chức y tế tư vấn cho các bậc phụ huynh nên đợi đến khi trẻ được ít nhất 4 tháng mới cho bé ăn dặm bởi cơ thể bé chưa thể làm việc ngay với những thức ăn đặc hơn sữa mẹ. Cho bé ăn sớm có thể dẫn tới bé mắc một số bệnh mãn tính sau này như béo phì, tiểu đường, bệnh chàm.
Các nhà nghiên cứu Mỹ đã tổng hợp kết quả từ hơn 1.300 bà mẹ có trẻ sơ sinh. Kết quả cho thấy 40% các bà mẹ cho con ăn dặm trước 4 tháng tuổi, 24% các bà mẹ cho con bú sau đó cho ăn dặm, 53% trẻ bú sữa công thức sau đó chuyển sang ăn dặm và khoảng hơn 50% trẻ sơ sinh vừa bú mẹ vừa ăn dặm trước 4 tháng tuổi.
Không nên ép bé ăn dặm quá sớm
Lý do thường được các mẹ đưa ra là: bé đã đủ tuổi ăn, bé thường hay đói, các bà mẹ muốn cho bé ăn sớm ngoài sữa mẹ và sữa công thức, bé muốn ăn, hoặc một bác sĩ đã khuyên nên cho bé ăn thức ăn ngoài, bé sẽ ngủ lâu hơn vào ban đêm.
Tuy nhiên các nhà nghiên cứu cho rằng: Một đứa trẻ đang khóc không có nghĩa là nó đang đói. Việc cha mẹ cho bé ăn sớm có thể ảnh hưởng tới sức khỏe sau này của bé.
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, nhứng cha mẹ cho con họ ăn dặm sớm là những người trẻ, chưa kết hôn, dân trí thấp và chưa được đào tạo về kiến thức chăm sóc trẻ sơ sinh.
Nên chú ý tới dấu hiệu bé sẵn sàng ăn dặm
Đối với từng đứa trẻ, có thể cho ăn dặm ở các thời điểm khác nhau nhưng tốt nhất là khi bé được 4 tháng tuổi. Thay vì, một thời gian cụ thể, các bậc cha mẹ hãy theo dõi khi nào thì bé sẵn sàng ăn dặm. Một em bé sẵn sàng ăn dặm khi chúng có thể tự ngồi dậy có sự giúp đỡ của người lớn và không còn phản xạ “đẩy lưỡi”. Khi bạn dùng muỗng thức ăn đưa vào miệng bé, nếu bé dùng lưỡi đẩy ra tức là bé chưa sẵn sàng ăn dặm.
+ Xem thêm:
Hậu Quả Khôn Lường Của Việc Cho Con Ăn Dặm Sớm
Top 7 Loại Rau Quả CỰC TỐT cho Bé Ăn Dặm