Hà Nội Thành Lập Đội Đặc Nhiệm Chống Dịch Sốt Xuất Huyết

  1815

Tính đến thời điểm này, toàn thành phố Hà Nội ghi nhận trên 1.800 trường hợp mắc sốt xuất huyết

4 quận, huyện ở TP_Hà Nội có dịch bệnh sốt xuất huyết đang diễn biến phức tạp nghiên cứu thành lập 2 đội đặc nhiệm/đơn vị, được Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP_Hà Nội đào tạo, tập huấn về chuyên môn nghiệp vụ.

Lực lượng này có nhiệm vụ xuống xã, phường hỗ trợ và kiểm tra xem cơ sở đã triển khai công tác phòng chống dịch như thế nào, đã đúng chưa và cần phải rút kinh nghiệm gì.

Đây là thông tin được lãnh đạo Sở Y tế Hà Nội đưa ra tại hội nghị triển khai tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết tại 14 quận, huyện đang có diễn biến dịch bệnh sốt xuất huyết phức tạp.

Tính đến thời điểm này, toàn thành phố Hà Nội ghi nhận trên 1.800 trường hợp mắc sốt xuất huyết và không có trường hợp t_ử vo_n_g.

Cả 30 quận, huyện, thị xã đều có bệnh nhân mắc sốt xuất huyết, trong đó 85% số ca mắc nằm ở 12 quận, huyện là Hà Đông, Nam Từ Liêm, Cầu Giấy, Thường Tín, Đống Đa, Bắc Từ Liêm, Hoàng Mai, Thanh Oai, Thanh Trì, Ba Đình, Hoài Đức, Hai Bà Trưng.

TS. Nguyễn Khắc Hiền - Giám đốc Sở Y tế Hà Nội yêu cầu các đơn vị có kế hoạch cụ thể theo từng tình huống dịch; tích cực tuyên truyền để người dân hợp tác với ngành y tế cũng như chủ động phòng chống dịch sốt xuất huyết; chuẩn bị đủ máy phun, hóa chất cho công tác phòng chống dịch. Tăng cường giám sát diễn biến dịch bệnh trên bệnh nhân, côn trùng và vi rút Dengue để nhận định, dự báo và đáp ứng phòng chống dịch. Tổ chức xử lý quyết liệt, triệt để ổ dịch, không để ổ dịch kéo dài, với việc phun hóa chất, ưu tiên phun bằng máy phun mù nóng tại công trường xây dựng, trường học, khu thuê trọ, chợ dân sinh.

Các đơn vị phải trực tiếp chỉ đạo công tác phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết. Sở Y tế tiếp tục có cảnh báo hàng tuần về sốt xuất huyết gửi các quận, huyện có số mắc nhiều để cấp ủy, chính quyền huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc.

Đồng thời, cần tăng cường kiểm tra, giám sát, Sở Y tế và Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố sẽ kiểm tra các quận, huyện, xã, phường nhiều bệnh nhân, có ổ dịch kéo dài; TTYT quận, huyện tham mưu với UBND tổ chức liên ngành kiểm tra tại các công trường xây dựng, chợ, trường học, khu công cộng, khu thuê trọ.

Để đảm bảo nguồn lực cho công tác phòng chống sốt xuất huyết, lãnh đạo Sở Y tế yêu cầu các quận, huyện khẩn trương hoàn thành đề á_n phòng chống sốt xuất huyết để trình HĐND phê duyệt. Hiện tại, đã có 5/30 quận, huyện là Thanh Trì, Ba Vì, Mỹ Đức, Thanh Oai và Sóc Sơn được phê duyệt đề á_n phòng chống sốt xuất huyết.

Trước đó, Sở Y tế đã trực tiếp kiểm tra công tác phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết tại phường Minh Khai và làm việc với quận Bắc Từ Liêm về các giải phòng chống dịch bệnh, không để dịch bệnh bùng phát.

Với 89 trường hợp mắc sốt xuất huyết, phường Minh Khai là một trong 3 xã, phường có nhiều bệnh nhân mắc sốt xuất huyết nhất thành phố cùng với phường Phú Lương, quận Hà Đông, xã Tiền Phong, huyện Thường Tín. Trong đó, phường Minh Khai có số mắc cao thứ hai, đứng sau phường Phú Lương của quận Hà Đông. Hiện tại, trên địa bàn phường còn 3 bệnh nhân đang được điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương và Bệnh viện E.

Lãnh đạo Sở Y tế Hà Nội yêu cầu phường Minh Khai và toàn quận Bắc Từ Liêm cần tập trung tích cực cho công tác phòng bệnh sốt xuất huyết; tiếp tục tuyên truyền, nhất là tuyên truyền trong nhà trường để vận động các em học sinh tham gia phòng chống dịch; đào tạo, tập huấn lại cho lực lượng đội xung kích, tổ giám sát; họp hàng tuần giữa đội xung kích và tổ giám sát để rút kinh nghiệm; phun hoá chất triệt để tại các ổ dịch và những nơi có nguy cơ cao.

Tăng cường kiểm tra, đôn đốc từ quận xuống đến phường, đến tổ dân phố về công tác phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết, không để dịch bệnh bùng phát. Đặc biệt chủ động xây dựng đề á_n phòng chống sốt xuất huyết để đảm bảo nguồn lực cho công tác phòng chống dịch bệnh.

Từ đầu năm đến nay, toàn thành phố đã tổ chức 1048 chiến dịch vệ sinh môi trường diệt bọ gậy với trên 2,5 triệu lượt hộ gia đình được kiểm tra, tuyên truyền hướng dẫn diệt bọ gậy (đạt 95,1%); kiểm tra gần 4,6 triệu dụng cụ chứa nước tại hộ gia đình, cơ quan, đơn vị, trường học, công trường…, phát hiện 232.414 dụng cụ chứa nước có bọ gậy và đã loại bỏ được ổ bọ gậy ở 217.961 dụng cụ (đạt 94%).


Nguồn bài viết: xaluan
Chia sẻ cảm nghĩ của bạn về bài viết này: