Giấc Ngủ Ảnh Hưởng Đến Trí Thông Minh Của Trẻ

  11187

"Trẻ ngủ sau khi học thì khi dậy sẽ nhớ lại rất tốt những gì đã học. Trẻ không ngủ thì khó có thể nhớ những gì đã được học".

Các nhà khoa học Đại học Sheffield (Anh) cho biết: Trẻ sơ sinh càng có những giấc ngủ sâu, đều đặn thì trí não càng phát triển.

Khi ngủ mơ và khi bé ngủ nhưng có nhiều cử động hoặc biểu cảm trên mặt và cơ thể như vặn mình, thay đổi tư thế, uốn éo, nhăn mặt, khóc… chính là biểu hiện của việc não bé đang hoạt động và phát triển trong khi bé ngủ. Mỗi giấc ngủ của trẻ, nhất là trẻ sơ sinh có khoảng 60% thời gian là ở trạng thái “ngủ động”. Càng lớn, giấc ngủ động sẽ càng giảm dần, đó là khi não đã phát triển mạnh mẽ. Lên 5 tuổi, tỉ lệ ngủ động trong giấc ngủ của bé sẽ giảm dần còn khoảng 20% thời gian của giấc ngủ, và 80% là ngủ yên.

Ngủ đủ giấc sẽ giúp bé học hỏi và khám phá tốt hơn vào ngày hôm sau. Khi bé ngủ, các khớp thần kinh trong não kết nối các tế bào thần kinh hoạt động ít hơn, não có thể tiết kiệm năng lượng, được nghỉ ngơi, tái tạo và sẵn sàng để bé học hỏi vào sáng hôm sau. Một nghiên cứu trên tạp chí New York cũng khẳng định, trẻ ngủ ngon có chỉ số thông minh cao hơn những trẻ ngủ kém. Cũng giống như người lớn, trẻ thiếu ngủ sẽ khó tập trung, dễ bị ốm yếu do suy giảm hệ miễn dịch và không hứng thú với việc tìm tòi, khám phá thế giới rộng lớn xung quanh. Ngược lại, những đứa trẻ có giấc ngủ sâu có trí nhớ tốt hơn, phản ứng nhanh trước các bài tập quan sát hơn và hăm hở khám phá thế giới xung quanh cũng như có nhiều phát kiến hơn.

Các nhà khoa học Đại học Sheffield của Anh cho biết: Trẻ sơ sinh càng có những giấc ngủ sâu, đều đặn thì trí não càng phát triển, trẻ tiếp thu kiến thức tốt. Họ cho rằng: "Trẻ ngủ sau khi học thì khi dậy sẽ nhớ lại rất tốt những gì đã học. Trẻ không ngủ thì khó có thể nhớ những gì đã được học". Những trẻ ít ngủ hoặc không ngủ thì dường như không nhớ được những gì chúng được cho xem trước đó không lâu. Ngược lại, những trẻ có giấc ngủ tốt thì phản ứng rất nhanh, nhớ lại khá kỹ những vật dụng chúng đã nhìn thấy. Đây là lý do mà vì sao các phụ huynh thường được khuyên nên đọc sách cho trẻ nghe hoặc luyện những bài tập tư duy cùng trẻ trước khi trẻ đi ngủ. Dĩ nhiên, lúc ấy trẻ phải đang tỉnh táo chứ không phải quá buồn ngủ.



Khi nói về việc ngủ, một điều căn bản nhất các bố mẹ cần nhớ rằng mỗi đứa trẻ, mỗi độ tuổi cho nhu cầu và nếp ngủ khác nhau, thay đổi lúc này lúc khác, cũng như người lớn có hôm ngủ ngon, có hôm ngủ khó ngủ. Nhu cầu ngủ mỗi ngày của từng độ tuổi cũng khác nhau, có thể dao động từ 10 giờ đến 19 giờ. Càng lớn, bé càng ngủ ít đi: bé 1 tháng tuổi ngủ 16.5 giờ, bé 3 tháng ngủ 15.5 giờ, bé 9 tháng ngủ 15 giờ, bé 2 tuổi ngủ 13 giờ, bé 5 tuổi ngủ 11 giờ…

+ Xem thêm:

BÉ NGỦ BAO NHIÊU TIẾNG MỘT NGÀY LÀ ĐỦ

5 THỰC PHẨM TRẺ EM ‘KHÔNG ĐƯỢC ĂN’ TRƯỚC KHI ĐI NGỦ


Nguồn bài viết: webtretho
Chia sẻ cảm nghĩ của bạn về bài viết này: