Dịch Tay Chân Miệng Diễn Biến Nghiêm Trọng Đã Có Bé Tử Vong

  10988

Tại BV Nhi đồng 1 TP.HCM, dịch tay chân miệng đã khiến một trẻ đã tử vong, 30 trẻ bệnh nặng cần theo dõi sát sao bởi diễn biến phức tạp của dịch bệnh.

Tại BV Nhi đồng 1 TP.HCM, dịch tay chân miệng đã khiến một trẻ đã tử vong, 30 trẻ bệnh nặng cần theo dõi sát sao bởi diễn biến phức tạp của dịch bệnh.Đã có bệnh nhi tử vong vì chân tay miệng

Sáng 26/9, các bác sĩ tại Khoa Nhiễm – Thần kinh BV Nhi đồng 1 (TP.HCM) đang gồng mình cấp cứu cho hàng loạt trẻ nhập viện do mắc tay chân miệng.

Trả lời báo Pháp luật TP.HCM, BS Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh BV Nhi đồng 1, cho hay trong vòng một tuần qua, số ca nhập viện do tay chân miệng tăng đôt biến.

Ngày cao điểm là 24/9, bệnh viện điều trị cho 222 em, đến hôm nay (26/9), tại Khoa còn 179 em. Trong đó, số ca bệnh nặng phải theo dõi sát sao từ 25-30 em. BS Khanh cũng chia sẻ những lo ngại số lượng trẻ nhập viện sẽ còn tiếp tục tăng trong những ngày tới.

“So với năm năm trở lại đây, số lượng trẻ nhập viện vì tay chân miệng năm nay tăng đột biến, rõ rệt. Số lượng trẻ ở tỉnh có, thành phố có. Không những trẻ ở nhà mà nhiều trẻ đi nhà trẻ cũng mắc bệnh, báo động nguồn lây sẽ ngày càng tiếp tục. Có một trẻ đã tử vong vì diễn tiến của bệnh” - BS Khanh cho biết.

Theo BS Khanh, số ca nhập viện vì tay chân miệng hơn 50% do nhiễm chủng virus EV71 nguy hiểm từng là nỗi ám ảnh của nhiều bà mẹ trong vụ dịch tay chân miệng tại TP.HCM năm 2011-2012. Đây là chủng virus có đặc tính lây lan nhanh, gây sốt cao và gây nhiều biến chứng nặng như phù phổi, viêm phổi, suy hô hấp có thể dẫn đến tử vong.

Tay chân miệng là bệnh chưa có thuốc đặc hiệu. Cha mẹ cần đặc biệt theo dõi con để nhận ra sớm các dấu hiệu của bệnh cũng như triệu chứng khi bệnh nặng lên để kịp thời điều trị (Ảnh minh họa)

Các triệu chứng báo hiệu tay chân miệng trở nặng

Theo bác sĩ Đỗ Thiện Hải, Phó khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Nhi Trung ương (Hà Nội), bệnh tay chân miệng xuất hiện quanh năm. Đa phần trẻ có diễn biến nhẹ nhưng bệnh cũng có thể có biến chứng nguy hiểm và đặc biệt là diễn biến rất nhanh chỉ trong vòng vài giờ. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng nặng như sốc, viêm não, viêm màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp thậm chí dẫn đến tử vong.

Vì vậy, cha mẹ cần đặc biệt lưu ý những dấu hiệu cảnh báo bệnh tau chân miệng trở nặng dưới đây.

- Quấy khóc dai dẳng kéo dài, thậm chí là quấy khóc cả đêm không ngủ (cứ 15 – 20 phút lại tỉnh giấc, quấy khóc): Nhiều cha mẹ thường giải thích là do bé có các nốt đau miệng nhưng thực tế không phải vậy. Đó là do tình trạng nhiễm độc thần kinh ở giai đoạn rất sớm.

- Sốt cao không hạ - trên 38,5 độ C kéo dài hơn 48 giờ và không đáp ứng với thuốc hạ nhiệt paracetamol: Các quá trình đáp ứng viêm rất mạnh trong cơ thể, gây nên tình trạng nhiễm độc thần kinh. Lúc này, cần dùng một loại thuốc hạ sốt đặc biệt hơn - đó là các chế phẩm có Ibuprofen.

- Giật mình: Đây là dấu hiệu của tình trạng nhiễm độc thần kinh. Chú ý phát hiện triệu chứng này ngay cả khi trẻ đang chơi, quan sát xem tần suất giật mình có tăng theo thời gian hay không.

Làm Gì Khi Trẻ Bị Tay Chân Miệng?

Dấu Hiệu Bị Tay Chân Miệng Ở Trẻ Nhỏ Mẹ Cần Lưu Ý


Nguồn bài viết: baomoi
Chia sẻ cảm nghĩ của bạn về bài viết này: