Dịch Sởi Ở Mỹ Nhiều Trẻ Nguy Kịch Vì Phụ Huynh Phản Đối Vacxin

  6874

Cho đến hết tháng 4 vừa qua, đã có 44 trường hợp trẻ nhỏ ở bang Minnesota (Mỹ) được xác nhận đã bị nhiễm sởi. Một số đã phải nhập viện do tình trạng trở nên nguy kịch.

Cho đến hết tháng 4 vừa qua, đã có 44 trường hợp trẻ nhỏ ở bang Minnesota (Mỹ) được xác nhận đã bị nhiễm sởi. Một số đã phải nhập viện do tình trạng trở nên nguy kịch. Câu chuyện này một lần nữa làm nóng thêm cuộc chiến giữa các tổ chức y tế liên bang và cộng đồng phản đối tiêm vaccine (anti-vax) tại Mỹ.

Theo ghi nhận của các trung tâm y tế tại Minnesota, tại các hạt đang có dịch sởi, gần như không có ai (cả người lớn và trẻ nhỏ) đã tiêm phòng vaccine. Các cộng đồng không chịu tiêm phòng này hầu hết đều là người Somali chuyển đến nhập cư tại Mỹ.

Có quan hệ nào giữa vaccine và tự kỷ?

Mỗi năm, trung bình có 10.000 trẻ nhỏ ở Somali chết vì bệnh sởi. Sau cuộc nội chiến hồi 1991, rất nhiều gia đình Somali đã tỵ nạn ở khắp nơi và thành phố Minneapolis, thủ phủ bang Minnesota (Mỹ) là một trong các điểm đến. Để ngăn chặn căn bệnh chết người trên, chính quyền bang Minnesota đã tiến hành tiêm chủng cho hầu hết các trẻ Somali nhập cư. Vào 2004, tỷ lệ tiêm chủng sởi ở đây lên đến 92%. Nước Mỹ tự hào tuyên bố họ đã loại bỏ hoàn toàn được bệnh sởi khỏi quốc gia này.

Tỷ lệ tiêm chủng MMR ở Minesota giảm đáng kể từ 2004. Ảnh: Washington Post

Nhưng 4 năm sau, nhiều phụ huynh gốc Somali nhận thấy tỷ lệ trẻ bị tự kỷ tăng đáng kể trong cộng đồng. Họ cầu cứu các cơ quan chức năng ở khắp nơi để tiến hành một cuộc điều tra. Các chuyên gia dịch tễ học nhận thấy tỷ lệ tự kỷ trong cộng đồng Somali ở Minneapolis cao hơn toàn nước Mỹ. Song, nó chỉ tương đương tỷ lệ tự kỷ ở trẻ da trắng của Minneapolis.

Chi tiết đáng nói là loại tự kỷ mà trẻ gốc Somali bị ở Minnesota nghiêm trọng hơn các trẻ khác. Theo so sánh, chỉ có 1/3 số trẻ không phải gốc Somali được chẩn đoán mắc các chứng khuyết tật về nhận thức - như là chậm nói, khó giao tiếp, khó hình thành được các nguyên tắc và cộng đồng. Nhưng ở cộng đồng gốc Somali, con số này là 100%!

Câu hỏi được đặt ra là, đâu là nguyên nhân dẫn tới tỷ lệ tự kỷ cao đến như vậy cho trẻ gốc Somali? Trong khi các báo cáo từ các cơ quan chức năng Mỹ chưa được ra được kết luận. Thì "cộng đồng mạng" tại đây đã quy kết điều đó cho vaccine. Cụ thể là liều tiêm 3 loại phối hợp chống sởi, đậu mùa và rubella (MMR). Những người phản đối vaccine cho rằng chính MMR đã khiến trẻ bị tự kỷ, với lý do các chứng trên xuất hiện sau khi trẻ được tiêm.

Theo chỉ dẫn của các cơ quan chức năng, trẻ cần được tiêm 2 liều vaccine MMR vào 2 giai đoạn - lần đầu từ 12 - 15 tháng tuổi và lần sau khi 4 - 6 tuổi. Sau khi tiêm trẻ sẽ có 97% khả năng không bị lây nhiễm 3 loại bệnh trên. Trong trường hợp nếu có dịch sởi bùng phát, các cơ quan y tế Mỹ khuyến cáo nên tiêm phòng sớm lúc trẻ mới 6 tháng tuổi để tránh bị nhiễm từ các trẻ lớn hơn.

Liều tiêm đầu tiên thường khá sớm, dẫn tới "ngộ nhận" vaccine MMR gây tự kỷ. Ảnh: Washington Post

Vấn đề nảy sinh ở chỗ các triệu chứng tự kỷ chỉ có thể được phát hiện sau khi trẻ đã phát triển đến một mức độ nào đấy. Và giai đoạn này luôn nằm sau giai đoạn tiêm chủng. Nhiều phụ huynh anti-vax cho rằng vì các liều tiêm trên mà con của họ bị tự kỷ, dù không có những bằng chứng rõ ràng nào nếu không tiêm thì trẻ có tự kỷ hay không? Nhưng về chung cuộc, đã xuất hiện 2 trường phái đối lập nhau tại Mỹ - 1 vẫn xem tiêm chủng là điều cần thiết cho cộng đồng và 1 xem vaccine như... tội ác!

Phụ huynh không nghe, trẻ em lãnh đủ

Suaado Salah, 26 tuổi, đã từng bị sởi khi còn ở Somali và đã ở Mỹ được gần 10 năm, hiện đang có 1 bé trai 3 tuổi và 1 bé gái 18 tháng tuổi. Do "trào lưu" anti-vax được phổ biến trong cộng đồng những năm trở lại, cả 2 trẻ đều đã bị nhiễm sởi đến từ các trẻ hoặc phụ huynh khác trong khu vực. Con gái cô đã bị sốt phát ban, ho nặng và nhập viện được 4 ngày. Hiện đứa bé đang được đặt ống thở để theo theo dõi điều trị. Salah nói với trang Washington Post: "Tôi nghĩ rằng - tôi đang sống ở Mỹ. Tôi nghĩ rằng tôi đang ở một nơi rất an toàn và con tôi sẽ không bao giờ phải bị căn bệnh như vậy".

Trong khi đó, Andrew Wakefield, một nhà vận động người Anh hiện đang sống ở Texas (Mỹ), đã từng đến Minneapolis ít nhất 3 lần trong 2010 - 2011 để gặp các gia đình có con bị tự kỷ. Trước đấy hồi 1998, ông từng đưa ra một vài nghiên cứu về mối liên hệ giữa tiêm chủng và tự kỷ. Nghiên cứu này về sau được phát hiện ra có nhiều sai sót và tạp chí y tế từng đăng nghiên cứu đó lên đã gỡ xuống, còn giấy phép y tế của Wakefield đã bị rút. Wakefield đến Mỹ và trở thành một trong những người anti-vax.

Tahlil Wehlie đang an ủi đứa con trai vừa phục hồi sau khi bị sởi. Đứa con gái 18 tháng tuổi của anh hiện vẫn đang đặt ống thở tại bệnh viện. Ảnh: Washington Post

Nhưng qua vụ việc vừa rồi, các nhà vận động như Wakefield vẫn tỏ ra khá bình thản. "Người Somali tự đưa ra lựa chọn cho chính họ rằng họ rất lưu tâm đến vấn đề tự kỷ. Tôi không cảm thấy có chút trách nhiệm nào cả (với các vụ lây nhiễm)", Wakefield nói với Washington Post.

Trên thực tế, đây không phải lần đầu dịch sởi "thăm lại" nước Mỹ. Đợt bùng phát hồi 2014 - 2015 đã lây cho 147 người nằm ở 7 bang nằm trải rộng từ tận Canada cho tới Mexico. Tại California, các học sinh trung học được cho về nhà do đã có người bị nhiễm. Trong đó, một bệnh nhân không biết mình đã bị nhiễm đã ghé thăm một bệnh viện và tiếp xúc tới hàng chục người, bao gồm cả phụ nữ có thai và trẻ nhỏ, thậm chí cả người ở khu chăm sóc đặc biệt. Một bệnh nhân khác phải thở bằng máy suốt 3 tuần sau khi bị nhiễm sởi.

Tính bảo vệ cộng đồng của tiêm chủng

Dù mối liên hệ với tự kỷ của vaccine có tồn tại hay không, thì tính bảo vệ cộng đồng của nó vẫn luôn tồn tại. Những ai đã được tiêm chủng thì ngoài việc bảo vệ chính bản thân ra, họ còn góp phần vào bảo vệ cộng đồng. Một khi cơ thể đã không thể lây nhiễm, họ không thể trở thành "nguồn nhiễm" được nữa.

Ngược lại, những ai chưa tiêm chủng đều có thể trở thành "mắt xích" trung gian qua quá trình lây nhiễm lan toả ra toàn bộ cộng đồng. Ngoài việc đặt bản thân vào rủi ro, họ cũng đồng thời đặt những người chưa tiêm chủng khác vào nguy cơ khi có điều kiện tiếp xúc. Ví dụ bệnh sởi rất dễ lan truyền, một người khi bị nhiễm có thể lan cho 12 - 15 người khác và 12 - 15 người này lại lan truyền theo cấp bình phương của 12 - 15!

Cộng đồng dễ bị "tổn thương" khi tỷ lệ tiêm chủng thấp

Tuy vậy, tỷ lệ tiêm chủng có vẻ tỷ lệ thuận với học vấn. Những người có học vấn thấp thường dễ tin vào các thông tin "giả khoa học" (pseudo-science) đến từ các nguồn "bạn bè chia sẻ". Catherine Mary Healy, Giám đốc Nghiên cứu và Nhận thức về Vaccine thuộc Bệnh viện Nhi Texas, nói trên Wired: "Khi mọi người tiếp xúc với các tin tức thiếu dữ kiện, họ sẽ xử lý vấn đề theo cách khác với anh hoặc tôi bởi vì họ không có đủ năng đánh giá được hệ số lợi ích/rủi ro cho hợp lý".

Michael Osterholm, nhận xét về tình trạng tin thật, tin giả "lộn xộn" hiện nay: "Câu trả lời là giáo dục - anh càng được giáo dục cao về vấn đề thì khả năng anh chọn vaccine sẽ cao hơn. Điều thách thức cho các nhà khoa học là họ phải tỏ ra khiêm nhường và ngày nay, sự thật chưa chắc đã chiến thắng số đông"!

+ Xem thêm:

CHÍCH NGỪA SỞI , THUỶ ĐẬU NHIỀU MẸ MẤT BÒ MỚI LO LÀM CHUỒNG

MẸO GIẢM ĐAU CHO BÉ KHI CHÍCH NGỪA

SỐC PHẢN VỆ SAU KHI TIÊM NGỪA VÀ CÁCH XỬ L


Nguồn bài viết: Theo NY Times
Chia sẻ cảm nghĩ của bạn về bài viết này: