Dịch Cúm Đang Cao Điểm Mẹ Phải Lưu Ý Những Điều Sau Để Con Không Bị Biến Chứng

  5327

Hàng ngày tại Bệnh viện nhi Trung ương có khoảng từ 10-15 ca bệnh nhi mắc cúm tới khám và điều trị. Phần lớn bệnh nhi nhập viện điều trị do mắc cúm mùa có sốt cao co giật hoặc mắc bệnh nhiễm trùng khác như viêm phổi.

Hàng ngày tại Bệnh viện nhi Trung ương có khoảng từ 10-15 ca bệnh nhi mắc bệnh cúm tới khám và điều trị. Phần lớn bệnh nhi nhập viện điều trị do mắc cúm mùa có sốt cao co giật hoặc mắc bệnh nhiễm trùng khác như viêm phổi.

Phân biệt trẻ bị cúm mùa với các bệnh truyền nhiễm khác

Theo Ths.Bs Đỗ Thiện Hải – Phó trưởng khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Nhi Trung ương cho hay, thời tiết đông xuân tạo điều thuận lợi cho các loại vi rút, đặc biệt là vi rút cúm phát triển, tốc độ lây lan của vi rút cúm rất nhanh. Mỗi ngày Khoa Truyền nhiễm tiếp nhận khoảng 10-15 trường hợp bệnh nhi mắc cúm mùa tới khám và điều trị. Hai chủng cúm A và cúm B (hay còn gọi là cúm mùa) trẻ mắc chủ yếu trong năm nay.

Để phân biệt bệnh cúm mùa với các bệnh truyền nhiễm khác cha mẹ cần lưu ý, khoảng 2 ngày sau khi cơ thể tiếp xúc với vi rút cúm (thời gian ủ bệnh), thường có những triệu chứng như sốt, cảm giác ớn lạnh, nhức đầu, đau nhức cơ bắp, chóng mặt, mệt mỏi, ho, đau họng, chảy nước mũi…

Dịch cúm mùa đang cao điểm, cha mẹ cần phải những lưu ý sau để con không gặp biến chứng - Ảnh 1.

"Trẻ bị sốt cao do cúm thường không hạ được do không đáp ứng được thuốc. Trẻ sốt cao nhất vào cuối ngày thứ 2 và ngày thứ 3. Tới ngày thứ 4 các triệu chứng và sốt sẽ giảm, ngày thứ 5 trẻ sẽ tự khỏi bệnh nếu chăm sóc tốt", bác sĩ Hải cho hay.

Khi trẻ bị sốt cao do cúm nếu không hạ được nhiệt độ sẽ dễ dẫn tới co giật nên cha mẹ rất sợ và thường lạm dụng thuốc. Việc làm dụng thuốc có thể dẫn tăng men gan, viêm gan cho trẻ nhỏ.

Bác sĩ Hải cho biết: "Khi chăm sóc trẻ mắc cúm không nên lệ thuộc và trông chờ rất nhiều vào thuốc hạ sốt. Cha mẹ thường không để ý tới các biện pháp hạ sốt khác như: chườm nước ấm, bỏ mặc bỉm, cởi bỏ bớt áo ấm. Không nên dùng thuốc kháng sinh khi trẻ mắc cúm vì không có tác dụng trong điều trị".

Ngoài sốt cao trẻ bị cúm sẽ kèm theo các triệu chứng của viêm đường hô hấp trên ho, hắt hơi, chảy nước mũi. Một số trẻ có cơ địa dị ứng, viêm phế quản co thắt sẽ gây khò khè, khó thở. Cha mẹ chú ý vệ sinh đường hô hấp bằng cách nhỏ nước muối 0,9%, mỗi ngày từ 3-4 lần để tránh nhiễm khuẩn. Vì trong đường hô hấp luôn có các vi khuẩn sinh sống. Trong trường hợp nhiễm vi rút cúm sẽ gây viêm niêm mạc đường hô hấp (mũi, họng, phế quản). Khi niêm mạc bị viêm, các vi khuẩn sinh sống tại cơ quan đó sẽ gây bệnh.

Dịch cúm mùa đang cao điểm, cha mẹ cần phải những lưu ý sau để con không gặp biến chứng - Ảnh 2.

Ngoài sốt cao trẻ bị cúm sẽ kèm theo các triệu chứng của viêm đường hô hấp trên ho, hắt hơi, chảy nước mũi (Ảnh minh họa).

Hiện nay, có những thông tin cho rằng có thể dùng dùng thuốc Tamifu – một loại thuốc kháng vi rút cúm – để phòng tránh cúm nhưng giá thành rất đắt đỏ. Bác sĩ Hải cho rằng thuốc Tamifu chỉ tác dụng kháng vi rút khi được sử dụng trong vòng từ 24 - 48 giờ từ lúc có những triệu chứng đầu tiên. Tác dụng của thuốc Tamiflu giúp đỡ sốt và sốt ngắn hơn. Tamifu không phải là thuốc bắt buộc để điều trị trong bệnh cúm. Điều trị cúm quan trọng nhất vẫn là hạ sốt và vệ sinh mũi cho trẻ để ngăn ngừa biến chứng.

Bệnh cúm khi nào thì nguy hiểm

Cúm mùa là một bệnh nhiễm trùng hô hấp cấp tính, do vi rút cúm gây nên, bệnh có thể chăm sóc tại nhà. Cha mẹ lưu ý khi chăm sóc tại nhà cần phải giảm sốt cho trẻ đúng cách, chủ yếu là dùng thuốc hạ sốt tại nhà (chỉ dùng thuốc paracetamol) và chăm sóc tốt, vệ sinh mũi (3-4 lần/ngày).

Dịch cúm mùa đang cao điểm, cha mẹ cần phải những lưu ý sau để con không gặp biến chứng - Ảnh 3.

Cha mẹ lưu ý khi chăm sóc tại nhà cần phải giảm sốt cho trẻ đúng cách (Ảnh minh họa).

Cúm mùa sẽ nguy hiểm đối với trường hợp bệnh nhân có cơ địa đặc biệt như hen phế quản, phế quản co thắt gây ra khó thở rất nhanh, viêm phổi do mắc cúm, bệnh lý suy giảm miễn dịch, hội chứng thận, suy thận, ung thư, suy dinh dưỡng nặng… biến chứng của bệnh cúm thường chỉ sốt cao co giật, viêm phế quản, viêm phổi (số ít).

Bác sĩ Hải khuyến cáo, khi trẻ có những triệu chứng sốt cao cần phải đưa đi khám ngay để bác sĩ xác định bệnh và hướng dẫn chăm sóc bệnh. Phòng cúm cho trẻ bằng cách tiêm vắc xin cúm cho trẻ, không cho trẻ tiếp xúc với người nghi ngờ mắc cúm. Bố mẹ cần hạn chế vào bệnh viện thăm người ốm. Hàng ngày nên nhỏ mũi cho trẻ nhỏ, súc miệng nước muối với trẻ lớn.

+ Xem thêm:

Bệnh Cúm Hoành Hành Miền Bắc Hàng Trăm Bệnh Nhi Nhập Viện

Tp HCM Cả Nhà Bệnh Cúm 1 Người Tử Vong Do Biến Chứng Hô Hấp


Nguồn bài viết: afamily
Chia sẻ cảm nghĩ của bạn về bài viết này: