Trẻ bị ngộ độc thức ăn thường có những dấu hiệu buồn nôn, sốt, đau bụng... cha mẹ cần đặc biệt chú ý.
Trẻ bị ngộ độc thức ăn
Trẻ nhỏ có hệ tiêu hóa còn yếu vì vậy rất dễ bị ngộ độc thức ăn nếu gặp phải thức ăn lạ, ôi thiu hoặc chế biển không đảm bảo vệ sinh.
Trẻ bị ngộc độc thức ăn thường có những biểu hiện sau đây:
Buồn nôn
Sau khi ăn hay uống một thực phẩm bị nhiễm độc (sau vài phút, vài giờ, thậm chí có thể sau một ngày), trẻ đột ngột có những triệu chứng: buồn nôn và nôn ngay, có khi nôn cả ra máu.
Đau bụng, đi ngoài
Trẻ bị ngộ độc thức ăn au bụng, đi ngoài nhiều lần (phân nước, có thể lẫn máu).
Trong nhiều trường hợp, trẻ bị ngộ độc không sốt, nhưng cũng có trường hợp sốt cao trên 38oC. Nếu tình trạng sốt cao kéo dài sẽ đặc biệt nguy hiểm với trẻ nhỏ. Chính vì vậy, cha mẹ cần chú ý đến những biểu hiện của trẻ để có cách chữa trị kịp thời.
Những triệu chứng thường xuất hiện sau khi ăn thức ăn bị nhiễm độc từ 1 giờ đến 3 ngày. Khi đó trẻ có thể bị nôn liên tục hoặc vài lần trong ngày. Tiêu chảy, đau bụng dữ dội, đau quặn bụng thường xảy ra trước lúc đi ngoài. Tùy theo tác nhân gây ngộ độc mà triệu chứng của bệnh nặng hay nhẹ.
Khi trẻ bị nôn nhiều thường dẫn đến tình trạng rối loạn nước và chất điện giải. Sốt, đi ngoài phân nhày máu là những dấu hiệu nhiễm khuẩn gây tổn thương ruột. Hơn nữa, trẻ bị ngộ độc thức ăn có thể biểu hiện nhiễm trùng toàn thân gây nhiễm trùng huyết, viêm màng não…
Nguyên nhân gây ngộ độc thức ăn ở trẻ
Thực phẩm bị ôi thiu, nhiễm khuẩn, nhiễm vi sinh vật gây bệnh (như vi trùng roi, phẩy khuẩn tả…). Bộ máy tiêu hóa của bé còn chưa hoàn thiện nên dễ bị ngộ độc.
Ăn phải thực phẩm chứa độc tố (như độc tố từ cóc, cá nóc), hoặc thực phẩm dễ bị nhiễm độc trong quá trình chế biến, bảo quản như nhiễm hóa chất, thuốc bảo quản.
Ngộ độc thực phẩm do hóa chất như ăn thức ăn nhiều hàn the, formol, thuốc trừ sâu, màu thực phẩm sẽ ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của bé, ảnh hưởng lâu dài tới sức khỏe.
Phòng ngừa trẻ bị ngộ độc thức ăn
Biện pháp tốt nhất để phòng ngừa ngộ độc thức ăn là đảm bảo an toàn và hợp vệ sinh. Chọn thức ăn phải được chế biến an toàn và tránh ăn thức ăn ô nhiễm. Thức ăn phải được nấu chín kỹ, bảo quản thức ăn cẩn thận, tốt nhất là để trong tủ lạnh và không nên để quá 2 giờ.
Trước khi ăn nên hâm lại thức ăn để tiêu diệt các vi khuẩn làm ô nhiễm thức ăn. Tạo cho trẻ thói quen và chăm sóc rửa tay cho trẻ trước khi ăn. Khi đi du lịch các bạn nên chuẩn bị oresol để phòng tránh trường hợp ngộ độc thức ăn.
+ Xem thêm:
XỬ LÝ KHI BÉ BỊ NGỘ ĐỘC THỨC ĂN
TRẺ BỊ TÁO BÓN MẸ PHẢI LÀM SAO?