Dấu hiệu bệnh tay chân miệng ở trẻ biểu hiện rõ rệt nhất trong những ngày đầu tiên.
Bệnh tay chân miệng là một bệnh nhiễm virus cấp tính, dễ lây lan thường gặp ở trẻ nhỏ. Dấu hiệu đặc trưng của bệnh là bé bị loét miệng, phát ban ở bàn tay và bàn chân. Bệnh thường do vi rút coxsackievirus A16 và enterovirus 71 gây ra.
Bệnh tay chân miệng thường không nguy hiểm, không cần điều trị bằng thuốc đặc hiệu và có thể khỏi trong vòng 2 tuần. Tuy nhiên, bệnh có thể có nhiều biến chứng nghiêm trọng nếu không điều trị đúng cách. Vì vậy bố mẹ cần nắm vững dấu hiệu, nguyên nhân, cách điều trị cũng như cách phòng tránh bệnh tay chân miệng.
1. Dấu hiệu bệnh tay chân miệng ở trẻ
Nhận biết dấu hiệu bé bị tay chân miệng sớm để điều trị kịp thời là rất quan trọng. Sau đây là những dấu hiệu phổ biến của bệnh tay chân miệng:
- Sốt nhẹ: Ở giai đoạn đầu khi mới phát bệnh, bệnh tay chân miệng có dấu hiệu giống cảm cúm thông thường như sốt nhẹ, đau họng, nhức mỏi người.
- Loét miệng: Sau 1, 2 ngày sốt, bé có thể xuất hiện các vết loét trong miệng, trên lưỡi và vòm miệng. Các vết loét có đường kính khoảng 4-8mm.Phát ban là dấu hiệu đặc trưng nhất của bệnh tay chân miệng. (Ảnh minh họa)
- Phát ban: Phát ban là dấu hiệu bệnh tay chân miệng ở trẻ đặc trưng nhất. Sau 1,2 ngày phát bệnh, các nốt hồng ban đường kính vài mm sẽ nổi trên da bé. Những ban này xuất hiện nhiều ở lòng bàn tay, ngón tay, lòng bàn chân và mông. Kích thước các nốt ban là khoảng 2-5mm và ở giữa có thể có màu xanh sẫm. Nốt ban không khiến bé đau ngứa và có thể kéo dài tới 10 ngày.
2. Nguyên nhân trẻ bị tay chân miệng
Nguyên nhân gây bệnh phổ biến nhất là do nhiễm virus Coxsackievirus A16 và enterovirus 71. Coxsackievirus thuộc về nhóm virus thường được gọi là nonpolio enteroviruses. Các loại enterovirus khác đôi khi cũng gây bệnh tay chân miệng. Bé có thể nhiễm các loại virus gây bệnh trên qua việc tiếp xúc với người bệnh.
Bệnh tay chân miệng thường bùng phát vào mùa hè và mùa thu ở các nước ôn đới. Bệnh xảy ra quanh năm tại các nước nhiệt đới.
3. Cách điều trị bệnh tay chân miệng tại nhà
Bệnh tay chân miệng do virus gây ra nên không có thuốc đặc hiệu điều trị. Với các bé bị tay chân miệng nhẹ thì bố mẹ có thể điều trị tại nhà. Cách điều trị tốt nhất cho bé là chăm sóc sức khỏe của bé thật tốt để giúp bé tăng cường sức đề kháng chống chọi lại với bệnh.
Sau đây là một số cách giúp bố mẹ làm giảm triệu chứng của bệnh tay chân miệng tại nhà:
- Tăng cường dinh dưỡng: Khi bé bị bệnh tay chân miệng, bố mẹ nên cho bé uống nhiều nước để phòng tránh mất nước. Đồng thời chế độ ăn của bé phải gồm các loại thức ăn dễ tiêu được nấu mềm. Thực đơn của bé cần đa dạng, phong phú đầy đủ chất dinh dưỡng để giúp tăng cường sức đề kháng. Mẹ nên cho bé ăn thêm nhiều rau, củ, quả để bổ sung vitamin, khoáng chất cần thiết. Tránh các loại thức ăn cứng, cay nóng, nhiều dầu mỡ.
- Thuốc: Bố mẹ chỉ cho bé uống thuốc hạ sốt, giảm đau và các thuốc khác theo chỉ dẫn của bác sĩ. Cho bé uống thêm dung dịch bù nước và bù điện giải nếu bé sốt cao.
- Vệ sinh răng miệng: Cho bé xúc miệng thường xuyên bằng các dung dịch sát khuẩn để phòng tránh nhiễm trùng.
- Cách ly bé: Khi xuất hiện dấu hiệu bệnh tay chân miệng ở trẻ, bố mẹ nên cho bé nghỉ học ở nhà và cách ly với các bé khác trong nhà. Người lớn chăm sóc bé cần mang khẩu trang y tế cho mình và cho bé. Sau khi tiếp xúc với bé cần rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng để ngăn ngừa bệnh lây lan.
- Vệ sinh cơ thể sạch sẽ: Khi bé bị tay chân miệng, hàng ngày bố mẹ vẫn tắm rửa nhẹ nhàng cho bé bằng nước sạch để tránh nhiễm khuẩn. Quần áo, chăn mền của bé cần được ngâm dung dịch sát khuẩn hoặc luộc nước sôi trước khi giặt. Vật dụng của bé như bình sữa, cốc uống nước, bát, thìa ăn cơm nên được luộc sôi và tiệt trùng.
- Theo dõi thường xuyên: Bố mẹ cần thường xuyên theo dõi diễn biến của bệnh để tránh các biến chứng nguy hiểm.
4. Cách chữa bệnh tay chân miệng theo phương pháp dân gian
Để giúp bé mau chóng khỏi bệnh, bố mẹ có thể cho bé sử dụng thêm các bài thuốc dân gian chữa bệnh tay chân miệng như sau:
- Lá bạc hà: Bạc hà có tác dụng chống viêm, ngừa khuẩn, điều trị lở loét, ung nhọt. Mẹ có thể lấy 1 nắm lá bạc hà rửa sạch rồi đun với khoảng 1 lít nước trong vòng 15 phút. Mỗi ngày cho bé uống khoảng 2 tách nhỏ để giúp bé nhanh khỏi bệnh.
- Tỏi tươi: Củ tỏi có tác dụng kháng virus, kháng khuẩn, ngăn ngừa nhiễm trùng. Vì vậy mẹ có thể thêm tỏi vào món ăn của bé để giúp tăng cường sức đề kháng cho bé.
5. Khi nào là nguy hiểm?
Bố mẹ cần đưa bé đến bệnh viện kiểm tra khi dấu hiệu bệnh tay chân miệng ở trẻ xuất hiện như sau:
- Bé sốt cao trên 39 độ C hoặc sốt cao trên 48 giờ.
- Bé hay quấy khóc, mệt mỏi, khó chịu.
- Bé nôn mửa nhiều.
- Bé ngủ lịm đi.
- Bé hoảng hốt, tay chân loạng choạng.
- Bé thở nhanh hoặc khó thở.
- Da bé nổi vằn.
Trẻ Bị Tay Chân Miệng Có Nguy Hiểm Không? Bao Lâu Thì Khỏi
Xuất Hiện Virut Tay Chân Miệng Gây Tử Vong