Bệnh thủy đậu do virus varicella-zoster (VZV) gây ra có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị đúng. Do đó nhận biết các dấu hiệu của bệnh thủy đậu là việc làm vô cùng quan trọng mà các mẹ không nên bỏ qua.
Dưới đây là các dấu hiệu của bệnh thủy đậu để bạn nhận biết:
Các dấu hiệu của bệnh thủy đậu
Bệnh thủy đậu thường bắt đầu bằng một cơn sốt, đau đầu, đau họng hoặc đau dạ dày
Bệnh thủy đậu thường bắt đầu bằng một cơn sốt, đau đầu, đau họng hoặc đau dạ dày. Những dấu hiệu của bệnh thủy đậu này có thể kéo dài một vài ngày và trong những ngày này thân nhiệt tăng 38.3 - 38,8 độ C.
Bệnh thủy đậu gây ra vết phát ban đỏ, gây ngứa trên da thường và xuất hiện đầu tiên trên bụng hoặc lưng và mặt, sau đó lan đến hầu hết các nơi khác trên cơ thể, bao gồm cả da đầu, miệng, tay, chân và bộ phận sinh dục.
Ban đầu, các ban giống như những mụn đỏ nhỏ hoặc vết côn trùng cắn. Đây cũng là một trong những dấu hiệu sớm của bệnh thủy đậu để bố mẹ đưa trẻ đi khám. Sau 2-4 ngày phát ban, các hạt mụn này sẽ phát triển thành mụn nước, chứa chất dịch lỏng bên trong. Sau khi các mụn nước này vỡ sẽ để lại vết thương hở và tại vị trí này sẽ vết thương khô đi sẽ đóng thành vảy nâu.
Một dấu hiệu của bệnh thủy đậu mà tất cả chúng ta thường bỏ qua đó là trong tất cả các giai đoạn của bệnh, mụn đỏ, mụn nước và đóng vảy có thể xuất hiện trên cơ thể cùng một lúc. Đó là do mụn nước vẫn có thể mọc trở lại sau khi vảy khô đi ngay tại vị trí đóng vảy cũ.
Những điều cần lưu ý khi theo dõi dấu hiệu bệnh của bệnh thủy đậu
Trong lúc theo dõi dấu hiệu của bệnh thủy đậu ở trẻ nhỏ, bố mẹ cần lưu ý:
Không gãi nhiều trên nốt mụn giúp trẻ tránh được các biến chứng
- Các nốt mụn nước rất ngứa nên nếu người mắc bệnh là trẻ nhỏ, các bé sẽ gãi nhiều, khiến mụn nước tróc vảy dẫn đến bội nhiệm và hình thành những biến chứng nguy hiểm. Do đó, bố mẹ cần chăm sóc bé kỹ lưỡng trong thời gian bệnh, tránh để trẻ gãi nhiều trên nốt mụn nước. Để giúp bé thư giãn và dễ chịu hơn, có thể cho bé tắm mát.
- Mụn nước có thể mở rộng tiết diện trên da hoặc trở nặng ở trẻ có rối loạn về da như eczema hoặc ở các trẻ nhỏ có hệ thống miễn dịch yếu. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nếu mắc bệnh thường nhẹ và vảy ít để lại sẹo hơn so với trẻ vị thành niên hoặc người lớn.
- Trong trường hợp hiếm, nhiễm khuẩn nghiêm trọng gây biến chứng đến da, xương và các cơ quan khác như phổi, não. Tuy hiếm nhưng khi xảy ra, chúng có thể dẫn đến chết người hoặc để lại những di chứng nặng nề.
Trên đây là các dấu hiệu của bệnh thủy đậu. Mong rằng các bố mẹ có thể dựa theo đó phát hiện sớm khi trẻ mắc bệnh và có các phương pháp điều trị đúng cách nhằm tránh những biến chứng nguy hiểm.
+ Xem thêm:
BÉ BỊ THUỶ ĐẬU CẦN KIÊNG GÌ ĐỂ NHANH KHỎI VÀ KHÔNG BIẾN CHỨNG
TRẺ BỊ THUỶ ĐẬU CÓ CẦN CÁCH LY KHÔNG? BAO LÂU THÌ KHỎI ?