Cà tím là loại quả quen thuộc, xuất hiện nhiều ở vùng châu Á. Tuy vậy mọi người chỉ biết loại quả này ăn rất ngon khi làm món cà tím bung hoặc cà tím nấu chuối xanh, còn về tác dụng với sức khỏe thì chưa được chú ý nhiều. Ở Ấn Độ, cà tím quý ngang với trứng cá muối và được ví như thực phẩm vàng với sức khỏe. Không những thế cà tím còn rất tốt cho phụ nữ mang thai.
Tác dụng của cà tím với sức khỏe mẹ bầu và thai nhi
Cà tím giúp giảm nguy cơ thai nhi bị dị tật
Cà tím rất giàu folate và axit folic - chất dinh dưỡng quan trọng trong thai kỳ nhằm ngăn ngừa nguy cơ dị tật bẩm sinh ở thai nhi. Vì vậy, nên bổ sung cà tím vào chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu để bảo vệ bé yêu khỏi nguy cơ bị dị tật ống thần kinh và các dị tật bẩm sinh khác. Ngoài ra cà tím còn giúp thúc đẩy sự phát triển của hồng cầu.
Hỗ trợ sự phát triển của thai nhi
Cà tím có chứa nhiều vitamin C, niacin, vitamin A và vitamin E, rất cần thiết cho sự phát triển tối ưu của thai nhi. Ngoài ra, cà tím có các khoáng chất như kali, đồng, mangan, sắt, giúp duy trì cân bằng điện giải và tăng lưu lượng máu và hemoglobin.
Hỗ trợ điều trị tiểu đường thai kỳ
Mẹ bị tiểu đường thai kỳ cần được kiểm soát lượng đường trong máu để tránh lượng đường thay đổi quá nhanh. Cà tím giúp điều chỉnh lượng đường trong máu và ngăn không cho đường trong máu tăng cao.
Điều trị táo bón và hỗ trợ tiêu hóa
Cà tím có thể giúp tăng cường sức tiêu hóa, hấp thụ chất dinh dưỡng và xử lý rối loạn tiêu hóa. Ngoài ra, cà tím rất giàu chất xơ. Một quả cà tím thường cung cấp khoảng 4,9 gam chất xơ, có thể giúp thúc đẩy nhu động ruột hoạt động trơn tru và giảm thiểu nguy cơ táo bón trong thai kỳ.
Tăng cường miễn dịch
Trong cà tím chứa rất nhiều chất nasunin – chất có trong vỏ của cà tím. Nasunin sở hữu đặc tính chống oxy hóa giúp trung hòa các gốc tự do trong cơ thể và ngăn chặn nguy cơ tế bào và DNA bị tổn thương trong quá trình mang thai.
Nói chung cà tím giúp tăng cường khả năng miễn dịch và tránh nguy cơ phát triển bệnh nhiễm trùng có hại và các bệnh trong giai đoạn nhạy cảm. Ngoài ra, nasunin còn có thể ngăn ngừa nguy cơ rối loạn nhận thức ở trẻ sơ sinh.
Giảm những cholesterol xấu
Cà tím giúp giảm cholesterol xấu và tăng lượng cholesterol tốt. Do vậy có thể ngăn chặn nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tim, xơ vữa động mạch, đột quỵ.
Điều trị cao huyết áp
Chất flavonoids có trong cà tím có tác dụng giảm huyết áp, cải thiện sức khỏe tim mạch và ngăn ngừa các nguy cơ biến chứng nghiêm trọng khác.
Tác dụng phụ của cà tím
Có thể gây sảy thai
Cà tím chứa một lượng cao phytohormones – chất hỗ trợ trong điều trị các vấn đề kinh nguyệt ở phụ nữ, chẳng hạn như vô kinh và hội chứng tiền kinh nguyệt. Nếu ăn cà tím hàng ngày trong thời gian mang thai sẽ có thể kích thích chuyển dạ và dẫn tới sảy thai. Chỉ nên ăn khoảng 2 bữa cà tím/ tuần.
Tăng nguy cơ sinh non
Ăn quá nhiều cà tím có thể kích thích các cơn co thắt tử cung và dẫn đến sinh non hoặc sẩy thai.
Ngoài ra, cà tím có tính axit cao, nếu ăn nhiều cũng gây khó tiêu, ợ chua, rối loạn tiêu hóa. Cà tím rất tốt, tuy nhiên chỉ nên ăn lượng vừa phải, nhất là mẹ bầu không nên ngày nào cũng ăn.
+ Xem thêm:
CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG MẸ BẦU CẦN LƯU Ý KHI MANG THAI
TOP 7 THỰC PHẨM BỔ NÃO CHO THAI NHI