Con Cảm Thấy Ba Con Chán Ghét Con Vì Lúc Nào Ba Cũng Ôm Điện Thoại

  9939

Bốn mươi trong số 55 cha mẹ được quan sát sử dụng một thiết bị di động trong suốt bữa ăn, và nhiều người trong số đó, say mê các thiết bị hơn cả bọn trẻ.

Tiến sĩ Jenny Radesky là một bác sĩ nhi khoa chuyên về sự phát triển của trẻ. Khi cô làm việc tại một bệnh viện trong một khu công nghệ cao Seattle, Radesky bắt đầu nhận thấy mức độ thường xuyên cha mẹ mải miết sử dụng thiết bị di động mà thờ ơ với các con của họ. Cô nhớ một người mẹ đặt điện thoại trong xe đẩy, giữa bà mẹ và em bé. Radesky kể lại "Em bé đã làm mặt hề và mỉm cười với mẹ," "nhưng bà mẹ đã không hề chú ý, cô ta chỉ mải xem video trên YouTube"

Radesky đã lo lắng đến mức cô quyết định nghiên cứu hành vi này. Sau khi chuyển đến Trung tâm y tế Boston, cô và hai nhà nghiên cứu khác đã dành cả mùa hè quan sát 55 nhóm cha mẹ và trẻ nhỏ khác nhau tại các nhà hàng thức ăn nhanh. Nhiều người trong số họ lấy ra một thiết bị di động ngay sau khi vào nhà hàng. "Họ nhìn nó, dính vào nó và bấm máy trong suốt bữa ăn, thỉnh thoảng lắm mới đặt nó xuống" - Cô nói



Radesky là nhanh chóng chỉ ra đây không phải là nghiên cứu khoa học .Nó giống như quan sát nhân học với các ghi nhận, phân tích, đánh giá chi tiết. Bốn mươi trong số 55 cha mẹ được quan sát sử dụng một thiết bị di động trong suốt bữa ăn, và nhiều người trong số đó, say mê các thiết bị hơn cả bọn trẻ. Radesky nói rằng đó là một sai lầm lớn, bởi vì trẻ em học chủ yếu qua tương tác mặt - đối - mặt. "Chúng tìm hiểu ngôn ngữ, tìm hiểu về cảm xúc của riêng mình và hiểu làm thế nào để điều chỉnh cho đúng " cô nói  " Bọn trẻ học bằng cách xem người lớn làm thế nào để xây dựng một cuộc trò chuyện, làm thế nào để đọc nét mặt của người đối diện. Và nếu điều đó không xảy ra , bọn trẻ đang bỏ lỡ mốc phát triển quan trọng "

Và không ngạc nhiên, khi Radesky nhìn vào những gì cô và các nhà nghiên cứu khác quan sát được, cô phát hiện ra rằng trẻ em mà có cha mẹ mê mải với các thiết bị nhất, chúng sẽ phá bĩnh nhiều hơn để có được sự chú ý của cha mẹ.

Cô nhớ lại một nhóm ba cậu bé và người cha. Người cha đang chăm chú vào điện thoại di động của mình, còn các cậu bé thì hát một bài hát lặp đi lặp lại và có những hành động ngu ngốc. Khi các cậu bé quá ồn ào, người cha mới ngước nhìn và quát chúng dừng lại. Nhưng điều đó chỉ làm bọn trẻ hát to hơn và hành động ngu ngốc hơn.

Nhà tâm lý học Catherine Steiner-Adair đã viết một cuốn sách về nuôi dạy con có tên là “Bảo vệ tuổi thơ và mối quan hệ gia đình trong thời đại kỹ thuật số”. Bà đã tiếp xúc rất nhiều phụ huynh, thanh thiếu niên và trẻ em gái trong trung tâm chăm sóc séc khỏe của mình ở Massachusetts. Phản ứng của người cha với ba cậu bé có thể đoán trước được bởi vì "khi bạn đang nhắn tin hay trả lời email, não của bạn sẽ được kích thích phần “làm”, đồng thời tạo ra cảm giác cấp bách phải hoàn thành nhiệm vụ cũng như cảm giác áp lực về thời gian. Vì vậy, chúng ta sẽ thấy khó chịu hơn khi bị làm phiền ".

Nuôi dạy con cái trong thời đại của Apps: Liệu iPad có lợi hay hại?

Khi cha mẹ tập trung vào thế giới kỹ thuật số hơn là con cái của họ - có thể để lại hậu quả nghiêm trọng về mặt tình cảm cho đứa trẻ. Steiner-Adair lí giải: "Chúng ta đang hành xử theo cách mà chắc chắn khiến cho bọn trẻ hiểu rằng chúng không quan trọng, không thú vị bằng những thứ có thể làm gián đoạn thời gian của chúng ta dành cho chúng".

Trong qua trình nghiên cứu cho cuốn sách của mình, Steiner-Adair phỏng vấn 1.000 trẻ em trong độ tuổi từ 4 đến 18, hỏi chúng về việc sử dụng các thiết bị di động của cha mẹ chúng. Cụm từ được lặp đi lặp lại là "buồn, giận, giận dữ và cô đơn”. Một em bé 4 tuổi đã gọi chiếc điện thoại của cha mình là "chiếc điện thoại ngu ngốc."

Những bé khác thì nhớ lại giây phút hân hoan khi ném điện thoại của cha mẹ vào bồn cầu, đặt nó vào lò nướng hoặc giấu nó đi. Có một bé gái thổ lộ: "Con cảm thấy ba con chán ghét con vì lúc nào ba cũng nhắn tin, gọi điện , ngay cả khi đang đi trượt tuyết”.

Theo Steiner-Adair chúng ta không biết chính xác có bao nhiêu khoảnh khắc xa cách như trên đã ảnh hưởng đến trẻ em trong thời gian dài. Nhưng dựa trên những câu chuyện bà nghe thấy, bà gợi ý rằng cha mẹ nên suy nghĩ kỹ có nhấc điện thoại khi đang ở cùng các con mình!

+ Xem thêm:

7 CÁCH TÁCH BÉ RA KHỎI ĐỒ CHƠI CÔNG NGHỆ

6 BÍ QUYẾT ĐỂ NUÔI CON LUÔN LUÔN KHỎE MẠNH?


Nguồn bài viết: sưu tầm
Chia sẻ cảm nghĩ của bạn về bài viết này: