Có cách Nào Để Không Bị Rạn Da Khi Mang Thai Không Các Mẹ Ơi

  4175

Thiếu kẽm là một trong những lý do chính khiến mẹ bầu bị rạn da.

Sự thay đổi các hormon trong thời kỳ dậy thì, thai nghén, thay đổi về trọng lượng một cách đột ngột (sụt giảm cân hoặc tăng cân quá nhanh) làm hạn chế tính đàn hồi của da, cũng là nguyên nhân dẫn tới tình trạng da bị rạn. 

Rạn da do thiếu kẽm

Thiếu kẽm là một trong những lý do chính khiến mẹ bầu bị rạn da. Kẽm là một trong những chất khoáng tự nhiên phong phú nhất trong cơ thể. Bên cạnh đó, kẽm còn được sử dụng trong việc sản xuất collagen và cũng có đặc tính chống oxy hóa. Kẽm có thể được tìm thấy rất nhiều trong thịt gà, thịt cừu, thịt bò, trứng, các loại hạt, các loại đậu và ngũ cốc. 

Rạn da do thiếu nước

Mẹ bầu bị rạn da do tăng cân quá nhanh

Thiếu nước hay mất nước tất yếu sẽ khiến độ đàn hồi của da kém dần đi, kết quả là tình trạng rạn da thêm trầm trọng. Bên cạnh đó, trong thời gian mang thai, cơ thể mẹ cần sản xuất nhiều máu hơn đồng thời cũng cần nhiều nước hơn để đảm bảo lượng nước ối phù hợp trong bào thai. Chính vì vậy, uống nhiều nước khi mang thai là rất quan trọng. Theo khuyến cáo, mẹ nên uống từ 8-12 ly nước mỗi ngày. Tuy nhiên, quan trọng nhất vẫn là chú ý tới biểu hiện của cơ thể. Nếu như mẹ bầu thấy môi hay họng bị khô thì đây chắc chắn là dấu hiệu của sự mất nước. Ngoài ra, mệt mỏi, nhức đầu, hoặc thiếu tập trung cũng có thể do cơ thể bị thiếu nước.

Rạn da do thay đổi hormon

Nguyên nhân rạn da là do các hormon trong cơ thể thay đổi quá nhanh, không phản ứng kịp với sự phát triển của các tế bào da, là nguyên nhân khiến cho da bị rạn và để lại sẹo. Sự thay đổi các hormon trong thời kỳ dậy thì, thai nghén, thay đổi về trọng lượng một cách đột ngột (sụt giảm cân hoặc tăng cân quá nhanh) làm hạn chế tính đàn hồi của da, cũng là nguyên nhân dẫn tới tình trạng da bị rạn.

Những người bị mắc các bệnh về da hoặc các bệnh về đường nội tiết cũng dễ bị rạn da. Các hormon trong cơ thể thay đổi kéo theo sự thay đổi cấu trúc da. Hiện tượng giữ nước trong cơ thể khi sử dụng thuốc kháng sinh phòng bệnh làm da căng, sau khi trở về trạng thái ban đầu cũng sẽ ảnh hưởng tới da ở một mức độ nhất định.

Tăng cân nhanh gây rạn da

Bề mặt làn da co giãn không đủ để thích ứng với sự thay đổi của cơ thể. Phụ nữ khi mang bầu hoặc tăng cân quá nhanh khiến các vùng da bị căng quá mức, các sợi đàn hồi dưới bề mặt da bị đứt đột ngột, làm da bị mất sức căng, gây nên hiện tượng da bị mềm nhẽo và xuất hiện các vết rạn nứt.

Rạn da do yếu tố di truyền 

Ngoài ra, yếu tố di truyền cũng là nguyên nhân gây ra chứng rạn da. Nếu người mẹ mắc chứng rạn thì con gái cũng dễ mắc phải.

+ Xem thêm:

6 TRƯỜNG HỢP MẸ BẦU BẮT BUỘC PHẢI SINH MỔ

CÁCH ĐỂ MẸ ĐẺ THƯỜNG KHÔNG BỊ RẠCH


Nguồn bài viết: sưu tầm
Chia sẻ cảm nghĩ của bạn về bài viết này: