Chọn Đồ Chơi Phù Hợp Theo Độ Tuổi Của Bé

  8140

Tôi nhận thấy rất nhiều món đồ chơi được cha mẹ mua nhưng đã qua độ tuổi hoặc quá lớn so với độ tuổi của bé. Điều này dẫn đến rất phí phạm vì những món đồ này sẽ được bé quên lãng hoặc sẽ không bao giờ chơi.

Tôi nhận thấy được đa phần các bé đều có rất nhiều món đồ chơi khác nhau, từ đắt tiền đến những món cha mẹ tự làm. Tuy nhiên, có những món bé rất chơi, còn vài món khác dường như bé không hứng thú. Vậy làm sao lựa chọn và sử dụng đúng mục đích của các đồ chơi để phát huy tiềm năng của não bộ trẻ lúc chơi.

Do tôi nhận thấy rất nhiều món đồ chơi được cha mẹ mua nhưng đã qua độ tuổi hoặc quá lớn so với độ tuổi của bé. Điều này dẫn đến rất phí phạm vì những món đồ này sẽ được bé quên lãng hoặc sẽ không bao giờ chơi. Hơn hết, trẻ cũng mất cơ hội để phát huy tốt các kĩ năng vận động và phát triển của não bộ khi chơi.

NHƯ THẾ NÀO GỌI LÀ MÓN ĐỒ CHƠI "THẬT SỰ"?
Món đồ chơi "thật sự bé cần" không nằm ở món đó bao nhiêu tiền hay được trang bị hiện tại như thế nào.
Theo GS. Lisa F., ĐH Johns Hopkins, Mỹ đã từng chia sẽ: Món đồ chơi "thực sự bé cần" là làm sao hội tụ đúng điều mà giai đoạn phát triển của não bộ bé cần. Nó phụ thuộc 2 yếu tố: Cảm xúc và vận động

*Yếu tố cảm xúc: Món đó phải tạo cho bé: Sự ngạc nhiên khi chơi, Sự hứng thú tham gia vào chơi (bé sẽ tự chơi và khám phá theo cách riêng của bé) và phải tạo nên 1 cảm xúc thực sự trong tình huống thực sự khi chơi với cha mẹ, tránh các sự khởi tạo ảo từ các thiết bị điện tử có màn hình.

*Yếu tố vận động:Món đồ chơi đó phải giúp trẻ phát huy các vận động từ đơn giản đến phức tạp, gồm các phần trong phát triển như màu sắc, âm thanh, hình khối, di động... Điều này là rất khác biệt tùy mỗi độ tuổi sẽ có sự phát triển vận động khác nhau. Ví dụ, khi nào bé phát triển cấu trúc không gian như hình khối thì chỉ cần các món đồ có hình khối cụ thể đơn gian như hình tròn, hình tam giác, hình trụ cũng đều gây cho não bộ phân tích và học hỏi khi chơi. Yếu tố này sẽ được phân tích cụ thể bên dưới phần lựa chọn theo độ tuổi.



CÁCH LỰA CHỌN ĐỒ CHƠI THEO ĐỘ TUỔI
* 0-6 THÁNG TUỔI
3 phần phát triển nên có: Màu sắc, âm thanh và xúc giác
Màu sắc: Chọn màu sáng
Âm thanh: Có tiếng động khi lắc hoặc di chuyển
Xúc giác: giới thiệu 2-3 chất liệu khác nhau : có nhựa, cao su đàn hồi, giấy, ni-lông, gỗ.

* 6-12 THÁNG TUỔI
3 phần phát triển nên có: chuyển động, kích thước và có chức năng đơn giản
Chuyển động: có bánh xe, hình tròn để lăn hoặc tay cầm để kéo ra kéo vào hoặc có nắp để mở đóng
Kích thước: Cùng 1 lúc cho bé chơi đồ chơi có kích thước lớn nhỏ trung bình, Ví dụ cho bé chơi hộp giấy có 3 kích thước khác nhau để bé bỏ lồng vào nhau.
Chức năng đơn giản: Đồ chơi phải có 1-2 chức năng. Ví dụ như: Hộp đánh phấn rỗng cũng là 1 đồ chơi tốt vì có chức đóng -mở.

Từ 18 tháng tuổi, bé trai và bé gái sẽ có xu hướng thích món đồ chơi thiêng về giới tính khác nhau. 

* 1-2.5 TUỔI
Những phần phát triển nên có: chuyển động phức tạp và chỉnh độ tinh vi của kích thước
Chuyển động phức tạp: có đàn hồi và độ nẩy, rất tốt giới thiệu các loại bóng/banh
Có sự chỉnh độ tinh vi:Như bé có thể xếp hình vuông/chữ nhật vào lỗ hình vuông/chữ nhật, và tam giác vào lỗ tam giác, nhưng chưa phân biệt được hình tròn. Bạn có thể dùng các vòng tròn có kích thước nhỏ --> lớn cho bé tập chồng lên nhau cũng là cách giúp bé nhận thức nhanh hình tròn.

* 2.5-5 TUỔI
Những phần phát triển nên có: Có chi tiết, có quy trình từng bước, có chức năng phức tạp và hình vẽ
Có chi tiết: 1 món đồ không tháo lắp hoặc 1 chi tiết sẽ không còn gây hứng thú cho bé tuổi này. Món đồ nên có 2-3 mẫu chi tiết để trẻ tháo ra tháo vào. Hoặc dạy trẻ xếp ô hình đơn giản (2x2 hoặc 3x3).

Có quy trình: Trò chơi hứng thú cho bé là phải có quy trình như bước 1 làm gì, bước 2 làm gì. Thời điểm này bạn có thể hướng dẫn bé chơi 1 số trò chơi nhân gian như nhảy lò cò 2 chân (vì trẻ sẽ không nhảy được 1 chân đến khi 3.5 tuổi), chơi đồ chơi gia đình,...

Có chức năng phức tạp: Khi chơi nên giải thích chức năng của món đồ chơi như xe cứu hỏa để làm gì, xe hơi con làm gì, xe tải đổ cát làm gì...

Hình vẽ: Những trò chơi của bé có thể liên quan đến các viết màu sáp, bắt đầu với những nét vẽ nguệch ngoạc, dần bé sẽ vẽ được nét dọc, ngang và vòng tròn. Bé cũng có thể vẽ màu bằng bàn tay, bàn chân hoặc đồ chơi của bé. Cứ để bé sáng tạo nhiều nhất có thể. 

+ Xem thêm:

Làm Sao Tách Con Ra Khỏi Đồ Chơi Công Nghệ

Lưu ý Khi Chọn Mua Đồ Chơi Cho Bé


Nguồn bài viết: bác sĩ Anh Nguyễn
Chia sẻ cảm nghĩ của bạn về bài viết này: