Cho Trẻ Ăn Cơm Nhai Dễ Lây Bệnh Truyền Nhiễm

  3777

Cho bé ăn cơm chai mớm là bố mẹ vô tình lây cho con các bệnh truey62n nhiễm như viêm gan, viễm não mô cầu, lỵ amip...

Theo quan niệm của nhiều người, cho trẻ ăn cơm nhai mớm sẽ bảo vệ hệ tiêu hóa non yếu của bé. Song, đi cùng những miếng cơm nhai mớm ấy lại là mầm mống của các căn bệnh truyền nhiễm.


Một số bà mẹ nhai thức ăn trong miệng mình trước khi mớm cho con.​

Cho con ăn cơm nhai mớm là thói quen cố hữu trong việc chăm sóc trẻ nhỏ của các bà, các mẹ ở một số khu vực nông thôn. Họ cho rằng trẻ nhỏ chưa đủ răng, bụng chưa đủ chắc để tiêu hóa thức ăn dạng rắn. Do vậy, thay vì để trẻ tập nhai, họ sẽ là người nhai cơm, thức ăn, thức uống cho trẻ. Tất cả những thức ăn trước khi được cho vào miệng trẻ đều phải thông qua men tiêu hóa trong nước bọt của người lớn. Chính việc làm này đã hình thành con đường lây nhiễm bệnh tật cho trẻ.

Những bệnh trẻ có thể lây từ việc ăn thức ăn nhai mớm

Bệnh lỵ amíp

Lỵ amip do một loài amíp có tên Entamoeba histolytica gây nên. Nó có thể gây ra tình trạng nhiễm trùng ở ruột già.

Qua đường tiêu hóa, bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp, lỵ amíp có thể lây từ người bệnh sang người lành. Chính vì vậy, khi người nhai cơm cho trẻ đang bị lỵ amíp tấn công nó cũng có thể theo thức ăn, xâm nhập vào cơ thể trẻ và gây bệnh. 

Phần lớn lỵ amíp tồn tại ở người dưới dạng mang mầm bệnh không triệu chứng. Song, một số có thể biểu hiện qua các triệu chứng như tiêu chảy kéo dài. Nặng hơn, có thể dẫn đến lỵ tối cấp và có các biến chứng như xuất huyết tiêu hóa, lồng ruột, thủng ruột, viêm đại tràng sau lỵ, viêm ruột thừa hoặc các chứng ápxe như ápxe não, ápxe lách, ápxe gan,… Do đó, các bà mẹ đang chăm sóc con nhỏ cần từ bỏ thói quen nhai thức ăn mớm cho bé ăn dặm để tránh những mối nguy này nhé!

Bệnh viêm màng não mô cầu

Viêm màng não mô cầu là cách gọi để chỉ về một căn bệnh mang tính chất truyền nhiễm, được gây nên bởi loại vi khuẩn não mô cầu Neisseria meningitides (túyp A, B, C, Y và W135).

Cầu khuẩn chọn xoang mũi, họng làm nơi sinh sôi và cư ngụ. Chính vì thế, trong dịch tiết của người bệnh như đờm, nước bọt, nước mũi của người bệnh đều mang theo các cầu khuẩn này. Khi một người mắc cầu khuẩn nhai cơm cho trẻ dùng, điều đó đồng nghĩa mang theo trong thức ăn một lượng cầu khuẩn đủ để xâm nhập và tấn công cơ thể của trẻ. 

Biểu hiện lâm sàng ban đầu của bệnh là sốt cao, đau đầu dữ dội, nôn ói, cổ cứng và trẻ trở nên kinh sợ ánh sáng. Một số trẻ còn có thể đi kèm các triệu chứng mê sảng, ngủ li bì, co giật hoặc hôn mê. Khi bệnh nặng hơn, bé sẽ xuất hiện các nốt ban xuất huyết trên da, nôn nhiều và vật vã. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời có đến 50% tỷ lệ tử vong trong trường hợp này. Số còn lại nếu qua khỏi sẽ phải chịu những di chứng nghiêm trọng như động kinh, liệt, điếc hoặc tâm thần.

Bệnh viêm gan 

Viêm gan con người nhiễm phải thường do một trong số 3 loại virus sau tấn công: Virus viêm gan A (HAV); Virus viêm gan B (HBV); Virus viêm gan C (HCV).

Viêm gan có thể gây ra những triệu chứng mệt mỏi, vàng da, sốt, đau cơ, buồn nôn, chán ăn, tiêu chảy… 

Cũng giống như bệnh lỵ amíp, bệnh viêm gan lây nhiễm qua con đường tiêu hóa, qua miệng, dịch tá tràng, phân… Chính vì thế, người bệnh gan khi nhai thức ăn và mớm cho trẻ nhỏ có thể lây nhiễm cho bé mầm bệnh viêm gan. 

Cả ba căn bệnh trên đều có thể lây cho trẻ thông qua việc ăn thức ăn nhai mớm. Đồng thời, tất cả chúng đều rất nguy hiểm cho trẻ, có thể dẫn đến tử vong. Chính vì thế, nếu mẹ đang duy trì thói quen cố hữu tai hại này nên từ bỏ ngay từ bây giờ nếu không muốn đặt con mình vào tình trạng nguy hiểm nhé!

+ Xem thêm:

NGUYÊN NHÂN VÀ PHÒNG NGỪA TIÊU CHẢY DO ROTA VIRUS

TÁC HẠI CỦA VIỆC CHO TRẺ ĂN CƠM CHAN NƯỚC CANH


Nguồn bài viết: yeutre
Chia sẻ cảm nghĩ của bạn về bài viết này: