Chế Độ Ăn Cho Bé Còi Xương Suy Dinh Dưỡng

  25098

Trẻ còi xương và suy dinh dưỡng cần có một chế độ ăn uống đặc biệt để phát triển vóc dáng bình thường sau này. Những gợi ý dưới đây sẽ giúp mẹ gỡ khó nếu con đang bị mắc hai chứng này.

Trẻ còi xương và suy dinh dưỡng cần có một chế độ ăn uống đặc biệt để phát triển vóc dáng bình thường sau này. Những gợi ý dưới đây sẽ giúp mẹ gỡ khó nếu con đang bị mắc hai chứng này.

Nhận diện trẻ “còi và suy”

Trẻ “còi”

Canxi là thành phần quan trọng để phát triển xương. Do đó trẻ còi xương thường do bị thiếu canxi trong quá trình hấp thu dinh dưỡng hàng ngày. Ngoài ra, trẻ còn bị thiếu một số thành phần quan trọng khác đối với xương như vitamin D, phốt pho...

Trẻ không được tiếp xúc với ánh sáng mặt trời cũng dễ bị còi xương.



Trẻ bị còi xương thường mọc răng chậm, tóc dễ gãy rụng, ngủ không yên giấc, xương bị mềm, lồng ngực bị gù, tay chân không thẳng, trán bị dô… Trẻ còi xương cung dễ bị nhiễm trùng hô hấp và có sức đề kháng kém.

Trẻ “suy”

Thường trẻ còi xương sẽ có thêm triệu chứng suy dinh dưỡng. Trẻ bị suy dinh dưỡng có biểu hiện rối loạn trong việc hấp thu các chất, đặc biệt là việc hấp thu và chuyển hóa vitamin D, muối khoáng kém khiến xương bị ảnh hưởng.

Sự thiếu hụt vitamin D gây ra sự suy giảm sức đề kháng của trẻ và dễ nhiễm vi khuẩn, điều này ngược lại làm trẻ bị suy dinh dưỡng.

Chế độ ăn hợp lý cho trẻ “còi” và trẻ "suy"

Trẻ bị “còi” cần có chế độ ăn phong phú và đầy đủ chất dinh dưỡng. 

Bốn nhóm thực phẩm quan trọng cần phải có trong bữa ăn của trẻ “còi” là: chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Bữa ăn đáp ứng cho trẻ sẽ là cháo, bột, cơm. Tùy theo nhu cầu của lứa tuổi trẻ mà cho lượng vừa phải, thức ăn cũng cần bổ sung đầy đủ dầu mỡ.

Nên cho trẻ còi xương ăn nhóm thực phẩm nhiều chất đạm​
Thực phẩm nhiều đạm là nhóm thực phẩm quan trọng nhất. Đạm có thể được tìm thấy trong cá, tôm, cua, trứng, sữa, thịt… Đây cũng là nhóm thực phẩm giàu canxi, sắt và kẽm. Ba loại khoáng chất này đều đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển chiều cao ở bé.

Rau củ quả là nhóm thực phẩm thứ hai mẹ nên thường xuyên bổ sung cho bé. Không chỉ cung cấp nhiều vi chất, nhóm rau củ quả còn giúp bé phòng chống táo bón vì chứa nhiều chất xơ. 

Canxi là thành phần đặc biệt mẹ cần bổ sung. Mẹ nên cho trẻ uống sữa hàng ngày để cung cấp đủ lượng canxi. Ngoài ra canxi trong sữa được hấp thu dễ dàng nhất. Một số thực phẩm khác cũng chứa nhiều canxi như: lòng đỏ trứng, tép khô, ốc, rau muống, rau ngót, hến, cá mè…

Ăn uống đúng với trẻ “suy”

Với trẻ suy chế độ ăn uống cũng nên theo những lưu ý như sau:

Số bữa ăn của bé cần phải tăng lên 5 hoặc 6 bữa mỗi ngày. Ngoài ba bữa chính mẹ nên cho bé ăn nhẹ ba bữa phụ với các thức ăn như chè, bánh, sữa…

Mẹ nên cho thêm một ít dầu ăn vào bữa ăn của trẻ để tăng thêm chất béo trong khẩu phần ăn.

Cho thêm dầu ăn vào khẩu phần ăn hàng ngày của trẻ suy dinh dưỡng​
Thức ăn đặc sẽ nhiều dinh dưỡng hơn thức ăn loãng. Do đó mẹ hãy cho trẻ ăn bột hay cháo đặc. Khi trẻ đã mọc đủ răng thì mẹ cần cho trẻ ăn cơm tán nhuyễn.

Một số thức ăn có hàm lượng dinh dưỡng cao như sữa bột dinh dưỡng cũng sẽ cần thiết để bé chống lại bệnh suy dinh dưỡng. Tuy nhiên khi sử dụng các loại thức ăn này mẹ nên có tư vấn của bác sĩ.

Nên cho trẻ vận động hợp lý

Luyện tập, vận động giúp cho trẻ cải thiện được chiều cao của mình rõ rệt. Do đó mẹ nên cho trẻ tham gia học hay chơi một số môn thể thao như bóng rổ, bóng đá, bơi lội, đi bộ… Tuy nhiên khi vận động trẻ sẽ tiêu tốn nhiều năng lượng hơn, nên mẹ cũng cần tham khảo ý kiến chuyên môn để bổ sung dưỡng chất hợp lý cho trẻ nhé.

+ Xem thêm:

BÉ ĂN NHIỀU NHƯNG VẪN CÒI MẸ PHẢI LÀM SAO

MÁCH MẸ 5 MÓN CHÁO BỔ DƯỠNG CHO BÉ CÒI TĂNG CÂN NHANH


Nguồn bài viết: sưu tầm
Chia sẻ cảm nghĩ của bạn về bài viết này: