CHĂM SÓC RỐN TRẺ SƠ SINH SAU KHI RỤNG ĐỂ TRÁNH NHIỄM TRÙNG

  14010

Trẻ sơ sinh mấy ngày rụng rốn là băn khoăn của hầu hết những ai lần đầu làm mẹ. Sau khi rụng rốn, chăm sóc rốn trẻ thế nào để không bị nhiễm trùng?

Trẻ sơ sinh mấy ngày rụng rốn là băn khoăn của hầu hết những ai lần đầu làm mẹ. Sau khi rụng rốn, chăm sóc rốn trẻ thế nào để không bị nhiễm trùng?

Cùng đọc bài viết dưới đây để trang bị thêm kiến thức chăm con cho mình.

1. Trẻ sơ sinh mấy ngày rụng rốn?

Trẻ sơ sinh có thể rụng rốn sau 2 tuần

Khi còn trong bụng mẹ, rốn đóng vai trò rất quan trọng. Chúng ta thường chỉ biết đến nhau thai -  có nhiệm vụ truyền chất dinh dưỡng, oxy đến bé, giúp em bé phát triển hoàn thiện suốt 9 tháng thai kỳ mà ít quan tâm tới rốn. Trong đó, chân nhau thai được kết nối với dây rốn thông qua lỗ hổng ở bụng của bé. Như vậy, dây rốn chính là "đầu nối" quan trọng giúp dinh dưỡng đi từ nhau thai đến em bé.

Cũng theo các bác sĩ, ngay khi sinh ra, nếu nhau thai hoàn toàn được lấy hết từ tử cung người mẹ và đem bỏ thì bác sĩ vẫn giữ lại một phần ít dây rốn nối với bụng bé và chờ tới ngày dây rốn tự rụng và không dùng biện pháp y tế nào can thiệp. Và sau khoảng 1 - 2 tuần, nếu trẻ sơ sinh phát triển hoàn toàn bình thường thì dây rốn sẽ rụng. 

2. Chăm sóc rốn trẻ sơ sinh thế nào sau khi rụng?

Vệ sinh sạch sẽ cho rốn trẻ sơ sinh

Sau khi rốn rụng, phần chân rốn nối liền với bụng sẽ tạo nên một vết thương nhỏ và cần được mẹ chăm sóc cẩn thận nếu không rốn sẽ bị nhiễm trùng. Vì vậy, mẹ lưu ý:

- Khi tắm cho trẻ cần tránh nước dính vào rốn để rốn luôn khô ráo, nhanh khô và nhanh lành. Cách tốt nhất mẹ có thể dùng gạc quấn rốn và lau người nhẹ nhàng cho trẻ trong chậu nước ấm. Luôn bế trẻ sao cho phần rốn cao hơn nước để tránh nước dính vào rốn.

- Sau khi tắm xong, mẹ cần vệ sinh rốn cho trẻ bằng cách nhỏ nước muối sinh lý vào rốn, dùng bông gòn lau sạch. 

- Sử dụng thuốc làm khô rốn nếu rốn có dấu hiệu bị ướt, lâu khô. Lưu ý, khi sử dụng thuốc làm khô rốn cần có sự hướng dẫn của bác sĩ.

- Khi rốn có bất kỳ dấu hiệu chảy dịch, bưng mủ, sưng đỏ thì cần đưa trẻ đi khám bác sĩ ngay.

+ XEM THÊM:

Mách Mẹ Cách Vệ Sinh Rốn Trẻ Sơ Sinh An Toàn Và Khoa Học


Nguồn bài viết: yeutre
Chia sẻ cảm nghĩ của bạn về bài viết này: