Cảnh BÁo: Bé Gái Bị Chó Cắn Nát Mặt

  4296

BS Nguyễn Minh Hằng, phó khoa, người trực, cho biết bệnh nhi Lệ T. (từ Bù Đăng, Bình Phước chuyển đến) nhập viện lúc 20g ngày 26/10 với hơn 15 vết thương, toàn bộ mặt dập nát.

Bệnh nhi Lệ T. nhập viện lúc 20g ngày 26/10 với hơn 15 vết thương, toàn bộ mặt dập nát.


Bé Lệ T. đang được BS Hằng kiểm tra sau khi phẫu thuật

BS CK II Nguyễn Văn Đẩu, Trưởng khoa Răng – Hàm – Mặt và phẫu thuật tạo hình, Bệnh viện Nhi Đồng 1 TP.HCM cho biết, Sáng 27/10, khoa vừa hoàn tất giải phẫu hoàn trả khuôn mặt cho bé gái 8 tuổi bị chó cắn nát mặt.

BS Nguyễn Minh Hằng, phó khoa, người trực, cho biết bệnh nhi Lệ T. (từ Bù Đăng, Bình Phước chuyển đến) nhập viện lúc 20g ngày 26/10 với hơn 15 vết thương, toàn bộ mặt dập nát.

Đặc biệt vết thương rách dài 12 cm chia môi ra làm 2 phần cắt đứt toàn bộ má, hở cả hàm răng và xéo lên thái dương lộ xương… phải 3 người khoa tập trung rửa sạch vết thương để sáng nay ê kíp phẫu thuật khâu đóng vết thương hoàn trả khuôn mặt cho bé. Ca phẫu thuật kéo dài hơn 3 giờ khâu với 10 cuộn chỉ (mỗi cuộn dài 75 cm).

BS Đẩu cho biết, các chức năng nhai, nói sau khâu không ảnh hưởng nhiều nhưng chức năng biểu cảm ảnh hưởng nhiều. Di chứng sẹo cũng như hệ thần kinh phải sau khi lành vết thương mới đánh giá hết được.

Chị Nguyễn Thị Duyên Mụi, mẹ bé, cho biết, chị và chồng đang làm việc sau nhà thì nghe tiếng hét của bé, chạy lên thấy bé bị chó cắn, lúc 12 giờ trưa. Chị và chồng vội đưa bé lên bệnh viện huyện sơ cứu, sau đó chuyển lên thành phố, trước khi đến BV Nhi đồng 1 có ghé Viện Pasteur chích ngừa.

Được biết con chó nhà nuôi hơn 1 năm nay và đã có chích ngừa. Con chó nặng 20 ký (trong khi bé chỉ nặng 22 kg) trước đó có cắn nhau với chó hàng xóm và bị thương ở chân. Bé bế chó vô tình đụng phải vết thương của chó nên bị nó quay đầu cắn vào mặt.

BS Đẩu chia sẻ: Từ đầu năm đến nay, bệnh viện đã tiếp nhận hơn 20 ca trẻ bị chó cắn. Bản năng chó hễ cắn là xé. Đây là một trong những ca nặng nhất. Khi bị chó cắn, việc đầu tiên cần chú ý là phải làm sạch ngay các vết thương bằng bước đun chín để nguội. Dùng gạc sạch che vết thương rồi đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất xử lý.

BS Đẩu nhắc thêm: Các gia đình có trẻ em không nên nuôi chó, còn nếu nuôi thì cần cẩn trọng không cho trẻ lại gần chó những khi: chó đang ăn, ngủ, chó đang nuôi con, và chó đang có vết thương. Khi đưa chó đi dạo hay vệ sinh cần rọ mõm. Và quan trọng nhất là phải tuân thủ chích ngừa để hạn chế bệnh chó dại ở mức thấp nhất

Thấy con chó của gia đình cắn nhau với chó hàng xóm bị thương ở chân, bé gái chạy lại ôm. Vừa chạm vào vết thương, ngay lập tức con chó quay sang cắn xé tới tấp khiến mặt bệnh nhi rách nát, phải dùng tới 7,5m chỉ để khâu hơn 200 mũi.

Thông tin từ BS Nguyễn Văn Đẩu, Trưởng khoa Răng Hàm Mặt, bệnh viện Nhi Đồng 1, cho hay: Tại đây vừa tiếp nhận 1 trường hợp bị chó cắn vô cùng thương tâm. Nạn nhân là bé Lưu Lệ T. (8 tuổi, ngụ tại Bù Đăng, Bình Phước).


Vết thương 12cm rách toạc môi kéo dài sát mang tai

Theo thông tin từ gia đình, ngày 26/10 thấy con chó cỏ (nặng khoảng 20kg) được gia đình nuôi nhiều năm qua bị thương ở chân do cắn nhau với con chó khác, cháu bé đã chạy lại ôm rồi chạm vào chỗ vết thương của nó. Ngay lập tức, con chó quay lại cắn vào mặt bệnh nhi rồi quật xuống ngấu nghiến cào xé.

Nghe tiếng khóc thét của con, người cha từ ngoài sân chạy vào nhà thì bàng hoàng phát hiện mặt của bệnh nhi đã rách nát, bê bết máu.

Ngay lập tức cháu được đưa đến bệnh viện địa phương. Tuy nhiên, do vết thương quá nặng và phức tạp, bệnh nhi tiếp tục được chuyển lên TPHCM điều trị. Bé Lệ Thanh đã chích ngừa dại tại Viện Pasteur rồi chuyển sang bệnh viện Nhi Đồng 1.

Quan thăm khám lâm sàng, bác sĩ xác định trên mặt của bé có tới 15 vết thương, trong đó có 5 vết thương nghiêm trọng, nặng nhất là vết rách toạc môi phải đến mang tai (dài khoảng 12cm) lộ cơ, gân rồi đến vết rách lộ xương gò má trái và vết cắn mí mắt phải cách hố mắt 1cm…


Trẻ bị tổn thương nặng nề

Sau khi cắt lọc vùng thịt da bị dập nát, bác sĩ đã phải dùng tới 7,5m chỉ để khâu lại các vết rách trên gương mặt của bệnh nhi. Ước tính, ê kíp phẫu thuật phải thực hiện khoảng 200 mũi khâu.

Sau phẫu thuật, bệnh nhi đang được truyền dịch, chăm sóc giảm đau.

Trường hợp thương tâm trên là 1 trong số gần 20 bệnh nhi bị chó cắn phải chuyển đến bệnh viện Nhi Đồng 1 cấp cứu từ đầu năm đến nay. Đa số các nạn nhân đều bị chó cắn ở vùng mặt. 


Bác sĩ đã phải khâu 3 lớp, cơ, thịt và da bệnh nhân với hơn 200 mũi

Theo BS Nguyễn Văn Đẩu, vùng hàm mặt có nhiều dây thần kinh, hệ thống mạch máu chằng chịt nên khi bị tổn thương sẽ có nguy cơ ảnh hưởng tới các chức năng của gương mặt như khó nhắm kín mắt, khó khép môi, gương mặt không còn biểu cảm được cảm xúc khi cười, khóc.

Qua trường hợp trên, bác sĩ khuyến cáo các gia đình có trẻ nhỏ không nên nuôi chó bởi ngoài những nguy cơ nhiễm ký sinh trùng, giun sán, trẻ rất hay bị chó tấn công. Nếu bắt buộc phải nuôi chó thì phải chích ngừa, nhốt chó cách ly hoàn toàn với trẻ, rọ mõm chó khi dắt chúng ra ngoài để tránh gây họa cho cộng đồng.

+ Xem thêm:

CẢNH BÁO: BÉ 10 TUẦN TUỔI CHẾT NGẠC VÌ NGỦ CHUNG BỐ MẸ

CẢNH BÁO: CẤP CỨU BÉ BỊ HÓC HẠT HƯỚNG DƯƠNG , LƯỠI KÈN


Nguồn bài viết: webtretho
Chia sẻ cảm nghĩ của bạn về bài viết này: