Cân Nặng Chuẩn Của Trẻ Sơ Sinh Là Bao Nhiêu ?

  5288

Cân Nặng Chuẩn Của Trẻ Sơ Sinh Là Bao Nhiêu ? Cân nặng lúc sinh từ 2,5 đến dưới 4 kg được coi là bình thường, trong đó mức 3-3,2 kg được coi là lý tưởng.

Cân Nặng Chuẩn Của Trẻ Sơ Sinh Là Bao Nhiêu ? Cân nặng lúc sinh từ 2,5 đến dưới 4 kg được coi là bình thường, trong đó mức 3-3,2 kg được coi là lý tưởng. 

Sinh con ra cân nặng lớn cha mẹ đừng vội mừng vì hết sức nguy hiểm, chỉ tầm này mới là tốt nhất hãy chú ý ngay.

Sinh con to quá là không tốt

Thông thường, những trẻ sinh ra có trọng lượng lớn là do mẹ bị tăng lượng đường trong kỳ thai nghén. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp mẹ không bị tiểu đường thai kỳ, nhưng sinh con ra vẫn có trọng lượng “khủng”.

Với những trường hợp này, gia đình không nên vội mừng, vì sau khi chào đời trẻ thường hay bị suy hô hấp và hạ đường huyết.

“Đối với những trẻ sinh ra có trọng lượng lớn, dù ban đầu chưa phát hiện có bệnh hay bất thường gì về sức khỏe, nhưng cũng cần phải có sự theo dõi sát sao của bác sĩ chuyên khoa nhi, đồng thời có sự hướng dẫn về các chăm sóc bé.

Đặc biệt là việc theo dõi chuyển hóa của em bé, để từ đó đưa ra những tư vấn về dinh dưỡng cho hợp lý, không ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ”, BS Khải nói.

Lấy ví dụ cụ thể về ca mổ đẻ do chính mình thực hiện vào năm 2008, BS Khải cho biết trước khi sinh, qua siêu âm các bác sĩ chỉ dự đoán trẻ nặng 4,8kg. Nhưng khi mổ lấy thai ra cả gia đình và bác sĩ đều ngỡ ngàng khi bé trai nặng 6,6kg.

Khi chào đời bé trai này đã bị hạ đường huyết, phải chuyển tới phòng theo dõi đặc biệt. Sau đó, cháu bé được chuyển sang Bệnh viện Nhi Trung ương và bị sụt 0,6kg chỉ trong vòng 5 ngày.

Riêng đối với vấn đề chẩn đoán trước sinh để phát hiện ra cân nặng của trẻ, BS Khải cho rằng với một bé sơ sinh nặng đến 7kg thì rất khó để phát hiện được khi siêu âm trước khi sinh, bởi ở Việt Nam thông thường máy siêu âm chỉ đọc được trọng lượng tối đa trên dưới 5kg. Hơn nữa, việc đo chỉ số cân nặng khi siêu âm cũng chỉ tương đối, chứ không thể cho kết quả chính xác được.

Cũng liên quan đến vấn đề này, PGS.TS Vũ Bá Quyết – Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương cho biết trẻ sơ sinh có cân nặng từ 4kg trở lên đều phải theo dõi bệnh lý đái tháo đường. Với bé sơ sinh 7,1kg hiện các chỉ số xét nghiệm đều ổn là rất đặc biệt và cần phải tiếp tục theo dõi sự phát triển của trẻ.

Ông Quyết cũng cho rằng, tại BV Phụ sản Trung ương từ trước tới nay chưa có trường hợp nào có cân nặng “khủng” như vậy.

Sinh con tầm bao nhiêu kg là lý tưởng

Cân nặng lúc sinh từ 2,5 đến dưới 4 kg được coi là bình thường, trong đó mức 3-3,2 kg được coi là lý tưởng. Thấp hay cao hơn giới hạn bình thường đều không tốt. Theo tiến sĩ Hinh, có đến 90% trường hợp trẻ có cân nặng lúc sinh trên 4 kg là có vấn đề về sức khỏe, mặc dù rất nhiều trường hợp không phát hiện được.

Nguyên nhân chính khiến trẻ có cân nặng quá lớn là mẹ có bệnh tiểu đường, ông Hinh khẳng định. Nhiều phụ nữ có sẵn bệnh tiểu đường, hoặc bị tiểu đường thai kỳ, nhưng không phát hiện ra để kiểm soát đường máu. Lượng đường cao trong máu mẹ giúp thai nhi phát triển rất nhanh và đạt cân nặng vượt trội so với những trẻ khác. Tuy nhiên, sau khi ra đời, những trẻ này rất dễ bị tụt đường huyết và có các rối loạn chuyển hóa khác như hạ canxi máu, magiê máu, hạ thân nhiệt... Nếu không cấp cứu kịp thời, trẻ có thể tử vong.

"Y khoa gọi trẻ sơ sinh nặng cân là những người khổng lồ chân đất sét. Những em bé này cần được chăm sóc kỹ hơn nhiều so với những trẻ có cân nặng bình thường" - tiến sĩ Nguyễn Đức Hinh nói. Cơn hạ đường huyết thường xảy ra trong những giờ đầu sau sinh, còn hạ canxi huyết có thể xuất hiện trong vòng 2-3 ngày. Các rối loạn chuyển hóa khác cũng thường xuất hiện sớm.

Trẻ sơ sinh có cân nặng quá mức còn có thể do sinh già tháng. Những em bé này cũng yếu hơn so với trẻ sơ sinh bình thường.

Tình trạng lớn cân gây nhiều nguy hiểm cho hai mẹ con trong quá trình sinh nở do đẻ khó, hậu quả của sự mất cân xứng giữa vai trẻ và xương chậu người mẹ. Nhiều trẻ chỉ lọt đầu rồi bị kẹt ở phần vai, có thể dẫn đến gãy xương đòn. Với thai nhi quá lớn, tổn thương ở tầng sinh môn sản phụ sẽ rộng hơn bình thường rất nhiều.

Để tránh những nguy cơ trên, tiến sĩ Nguyễn Đức Hinh khuyên phụ nữ mang thai nên đi khám đúng hẹn, theo dõi sát sự tiến triển của bào thai. Việc siêu âm, thăm khám có thể ước lượng thể trọng của thai nhi (tuy không phải lúc nào cũng đúng). Thai phụ cũng nên kiểm tra đường máu để phát hiện bệnh tiểu đường tiềm ẩn, nhất là trường hợp trọng lượng thai nhi phát triển quá nhanh.

+ Xem thêm:

Bé 4 Tháng Cân Nặng Bao Nhiêu Là Chuẩn ?

Trẻ Sơ Sinh Cân Nặng Bao Nhiêu Là Chuẩn Nhất


Nguồn bài viết: sưu tầm
Chia sẻ cảm nghĩ của bạn về bài viết này: