Theo bác sĩ Phạm Văn Hùng (Bệnh viện Đa khoa Đống Đa), việc biết được cách tính chu kỳ kinh nguyệt sẽ giúp chị em nắm rõ chu kỳ kinh, xác định ngày rụng trứng, từ đó dễ dàng tính được ngày đậu thai và tránh thai an toàn.
Chu kỳ kinh nguyệt là gì?
Chu kỳ kinh nguyệt là việc lặp lại của ngày kinh nguyệt từ tháng này sang tháng sau. Chu kỳ kinh nguyệt được tính từ ngày đầu ra máu của tháng này cho tới ngày đầu ra máu ở tháng tiếp theo.
Thông thường, một chu kỳ kinh bình thường sẽ kéo dài khoảng 28 – 32 ngày. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp kéo dài đến 35 - 40 ngày, có thể dài tới 45 ngày.
Để xác định chính xác chu kỳ kinh nguyệt của mình, mọi người nên quan sát khoảng 3-4 tháng. Việc biết được cách tính chu kỳ kinh nguyệt sẽ giúp chị em nắm rõ chu kỳ kinh, xác định ngày rụng trứng, từ đó dễ dàng tính được ngày đậu thai và tránh thai an toàn, đảm bảo sức khỏe sinh sản tốt nhất cho bản thân.
Chị em cần nắm rõ chu kỳ kinh nguyệt để dễ dàng tính được ngày đậu thai và tránh thai an toàn, đảm bảo sức khỏe sinh sản tốt nhất cho bản thân. (Ảnh minh họa)
Giai đoạn thụ thai thành công trong chu kỳ kinh nguyệt
Theo bác sĩ Phạm Văn Hùng – Khoa Sản, Bệnh viện Đa khoa Đống Đa, giai đoạn thụ thai thành công trong chu kỳ kinh nguyệt chính là thời điểm giữa chu kỳ.
Với một người bình thường, chu kỳ kinh nguyệt dài 30 ngày với vòng kinh 3 ngày, thời điểm rụng trứng là từ ngày 12-16. Khoảng thời gian này chính là thời điểm thụ thai và rụng trứng giữa chu kỳ.
“Với những người có vòng kinh 16 - 17 ngày, cách tính cũng như vậy. Ngày rụng trứng và thụ thai thành công là ngày thứ 12-16. Tuy nhiên với những người có chu kỳ kinh nguyệt 45 ngày, cơ hội thụ thai sẽ khó hơn. Ngày rụng trứng trong chu kỳ kinh nguyệt sẽ trong khoảng giữa từ ngày thứ 18-27. Tuy nhiên với những đối tượng ít quan hệ khi có tác động mạnh hay những người phụ nữ có nội tiết tố mạnh cũng rất dễ thụ thai trong khoảng từ ngày thứ 12 trở đi”, bác sĩ Hùng cho biết.
Ngoài ra, để tính chu kỳ kinh nguyệt và ngày rụng trứng đơn giản, mọi người có thể thể thực hiện tính từ ngày rụng trứng cộng với 5 ngày sau.
Ví dụ: Nếu chu kỳ kinh nguyệt trung bình là 28 ngày thì ngày rụng trứng sẽ là ngày 14. Thời điểm nguy hiểm sẽ là 14+5=19 và 14-5=9. Thời điểm nguy hiểm dễ mang thai sẽ rơi vào ngày thứ 9 - 19 của chu kỳ kinh nguyệt.
Khoảng thời gian nguy hiểm, an toàn tương đối và tuyệt đối chị em nên nắm rõ. (Ảnh minh họa)
Giai đoạn an toàn tương đối và tuyệt đối trong chu kỳ kinh nguyệt
Cũng theo bác sĩ Hùng, giai đoạn an toàn tương đối trong chu kỳ kinh nguyệt là khoảng trước thời gian thụ thai bởi khi đó trứng sắp rụng, tinh trùng lại có khả năng sống trong âm đạo khoảng 3-5 ngày nên vẫn có khả năng mang thai nhưng không cao. Còn giai đoạn an toàn tuyệt đối là khoảng sau thời gian thụ thai được tính từ ngày kết thúc thời điểm nguy hiểm cho tới ngày chuẩn bị chu kỳ kinh mới. Đây cũng là thời điểm tránh thai hiệu quả nhất.
Ví dụ: Với chị em có chu kỳ kinh nguyệt 30 ngày, vòng kinh 3 ngày, khoảng thời gian an toàn tuyệt đối để quan hệ là từ ngày 17- 30 và khoảng thời gian an toàn tương đối là từ ngày thứ 1- 12.