Nếu như bạn không thoải mái với việc cứ để cho con khóc, hoặc nếu bạn đã thử phương pháp để khóc (CIO) và cảm thấy nó không hiệu quả, bạn có thể muốn tham khảo qua phương pháp tiếp cận khác tốn ít nước mắt hơn. Lý thuyết và những tranh cãi đằng sau phương pháp không tiếng khóc?
Nói chung, những người ủng hộ phương pháp không khóc lóc cho rằng giờ đi ngủ là cơ hội để kết nối với con thông qua những chuỗi hoạt động dịu dàng, khẽ khàng chuẩn bị cho giấc ngủ; và bố mẹ tốt nhất nên nhanh chóng đáp lại những đòi hỏi được ăn và được vỗ về của con. Họ cho rằng việc để một đứa bé lại khóc lóc một mình là không tự nhiên, tàn nhẫn, và phản bội lại lòng tin mà bé đang xây dựng nên với những người lớn và với thế giới xung quanh mình. Phương pháp CIO có thể hình thành nên cho con những liên tưởng không tốt với giờ đi ngủ và với giấc ngủ, và ấn tượng xấu này sẽ kéo dài suốt đời.
Các chuyên gia ủng hộ phương pháp CIO phản đối. Theo họ, sẽ chẳng hại gì trong việc để cho các bé khóc trong những khoảng thời gian ngắn, có bố mẹ thường xuyên ghé qua kiểm tra – và kết quả cuối cùng sẽ là một em bé vui vẻ sau khi được nghỉ ngơi đầy đủ. Họ cho rằng áp dụng phương pháp giúp con ngủ không khóc lóc có thể khiến cho trẻ nhỏ bị phụ thuộc quá nhiều vào sự dỗ dành, vỗ về của bố mẹ vào giờ đi ngủ, và khó có thể học được cách dỗ mình vào giấc ngủ.
Đáp lại ý kiến này, nhiều chuyên gia của phương pháp không khóc lóc đã viết nhiều quyển sách trong đó đề cao tầm quan trọng của phương pháp lấy trẻ làm trung tâm, khuyên bố mẹ nên giúp con tập ngủ theo thời gian phù hợp, theo nhu cầu của bé. Bố mẹ được khuyến khích ngủ cùng, đung đưa hay cho con bú hoặc dùng bất kỳ tiếp xúc thể chất gần gũi nào khác để giúp bé dễ ngủ hơn, cũng như nhanh chóng đáp lại khi bé khóc.
Nói chung, phương pháp nào cũng vậy, có thể rất hợp với bé này nhưng lại hoàn toàn không thể áp dụng với bé khác. Vậy nên bạn hãy xem xét để chọn ra phương pháp phù hợp nhất với gia đình và thử xem. Nếu bạn không chắc phải làm gì, hãy tham khảo ý kiến của các chuyên gia, hoặc tham khảo lời khuyên của những người bố mẹ giàu kinh nghiệm xung quanh mình.
+ Xem thêm:
BỐ MẸ NÊN TẠO NẾP SINH HOẠT CHO CON NGAY TỪ NHỎ
5 TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG CHO BÉ CHƠI TRONG NHÀ KHÔNG TỐN MỘT XU