Trung bình, mỗi tháng trẻ sẽ bị cảm ít nhất 1 lần và có khoảng 10 đến 12 lần bị cảm trong một năm. Trong năm đầu đời của mình, không đứa trẻ nào lại không ít nhất chục lần bị các triệu chứng cảm lạnh như ho, sổ mũi, hắt hơi…
Trẻ sơ sinh bị sổ mũi là do đâu và có cách gì trị chứng sổ mũi cho trẻ an toàn nhất? Câu trả lời cho mẹ xoay quanh vấn đề này sẽ được giải đáp dưới đây nhé!
Lần đầu làm mẹ, những triệu chứng tưởng như bệnh ở các bé như sổ mũi sẽ khiến mẹ rất căng thẳng. Nhưng đừng lo lắng quá nhé, sổ mũi ở trẻ sơ sinh cũng chỉ là một triệu chứng rất phổ biến và có thể chữa trị một cách rất dễ dàng.
Chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi ở trẻ sinh là do đâu?
Trung bình, mỗi tháng trẻ sẽ bị cảm ít nhất 1 lần và có khoảng 10 đến 12 lần bị cảm trong một năm
Trong năm đầu đời của mình, không đứa trẻ nào lại không ít nhất chục lần bị các triệu chứng cảm lạnh như ho, sổ mũi, hắt hơi… Đây đều là những triệu chứng rất điển hình của virus cảm lạnh thông thường. Trung bình, mỗi tháng trẻ sẽ bị cảm ít nhất 1 lần và có khoảng 10 đến 12 lần bị cảm trong một năm (nhiều hơn vào mùa đông và ít hơn vào mùa hè). Mỗi lần cảm, trẻ sơ sinh bị sổ mũi hoặc nghẹt mũi, có thể kèm theo ho kéo dài từ 1 tuần đến 10 ngày và đôi khi cứ lặp đi lặp lại như thể triệu chứng cảm không bao giờ dứt.
Phun sương tạo độ ẩm giúp bé phòng nghẹt mũi cho cảm
Ngoài ra, bệnh dị ứng với thời tiết cũng có thể khiến trẻ sơ sinh bị sổ mũi. Nếu là nguyên nhân này, nước mũi của bé thường có kèm với chất nhầy thay vì nước mũi màu xanh hoặc màu vàng như khi bị cảm lạnh.
Đôi khi, nhiễm khuẩn cũng có thể phát triển bệnh và khiến trẻ sơ sinh bị sổ mũi hoặc nghẹt mũi.
Khi nào nên đưa bé đến bác sĩ vì triệu chứng sổ mũi hoặc nghẹt mũi?
Thông thường, trẻ sơ sinh bị sổ mũi không cần phải uống thuốc kháng sinh để điều trị mà tự cơ thể bé sẽ sinh ra kháng thể chống lại các triệu chứng. Nhưng nếu trẻ sơ sinh quá khó chịu với triệu chứng sổ mũi đến nỗi không thể ăn hoặc uống và có dấu hiệu bị mất nước (tã không ướt trong 6-7 giờ, người lờ đờ và khóc không có nước mắt) hoặc dấu hiệu sổ mũi không giảm sau 1 tuần thì bạn nên đưa bé đến bác sĩ.
Nên làm gì khi trẻ sơ sinh bị sổ mũi?
Thuốc cảm dành cho trẻ sơ sinh bị sổ mũi và trẻ mới biết đi không hề là một gợi ý có lợi mẹ nhé! Thuốc sẽ không làm cho các vi rút biến mất nhanh hơn mà ngược lại còn “tồn dư” một số thiệt hại. Nhưng có một số cách đơn giản hơn để làm cho bé cảm thấy dễ chịu. Chẳng hạn:
- Nhỏ một vài giọt nước muối sinh lý vào mũi bé để giúp làm loãng chất nhầy trong mũi. Sau đó hút nước mũi ra để thông thoáng đường thở.
- Đặt máy phun sương tạo độ ẩm hoặc máy hút ẩm trong phòng ngủ của bé để ổn định độ ẩm trong không khí vào những ngày đông lạnh, giúp bé dễ thở hơn.
- Khi bé ngủ, kê đầu bé hơi cao hơn bình thường hoặc đệm thêm một chiếc gối dưới nôi bé. Nhưng nhớ để mắt đến bé vì nguy cơ đột tử sơ sinh do những chiếc gối kê dằn như thế này là điều hoàn toàn có thể xảy ra.
+ Xem thêm:
Mẹo Cực Hay Giúp Bé Hết Ngay Sổ Mũi Trong 2 Ngày
Sử Dụng Gừng Theo Cách Này Con Hết Ngay Sổ Mũi Sau 3 Ngày