Trẻ sơ sinh bị nhiệt miệng càng được điều trị sớm càng giúp bé dễ chịu và bú khỏe hơn.
Nhiệt miệng không chừa bất cứ độ tuổi nào. Mặc dù không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, nhưng vì đau đớn, khó chịu và không ăn uống được điều độ nên ít nhiều sẽ khiến người bị nhiệt miệng cảm thấy mệt mỏi. Đối với trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh bị nhiệt miệng còn đem lại rất nhiều phiền toái, thậm chí khiến bé bỏ bú, bỏ ăn và dẫn đến thiết hụt dưỡng chất trong thời gian bệnh.
Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị nhiệt miệngNhiệt miệng có thể tấn công bé nhiều lần trong tháng và ảnh hưởng ít nhiều đến việc ăn uống của trẻ
Thông thường, sau một vài tuần, bệnh nhiệt miệng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ sẽ khỏi. Tuy nhiên, nhiệt miệng có thể tấn công bé nhiều lần trong tháng và ảnh hưởng ít nhiều đến việc ăn uống của trẻ. Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị nhiệt miệng cho đến nay vẫn chưa rõ nhưng có những yếu tố có thể làm tăng nguy cơ phát sinh bệnh nhiệt miệng:
- Hệ miễn dịch yếu
- Các tổn thương niêm mạc do cọ sát: đánh răng, bé cắn vật cứng
- Bị cắn miệng hoặc bị kích thích từ các tác nhân bên ngoài
- Rối loạn hệ bài tiết trong cơ thể
- Dị ứng thực phẩm hoặc thuốc
- Vi khuẩn hoặc virus xâm nhập
- Căng thằng và stress nặng
Đây là những nguyên nhân phổ biến nhất có thể khiến trẻ sơ sinh bị nhiệt miệng. Tuy bệnh gây khó chịu nhưng sẽ chữa lành dễ dàng nếu được chăm sóc tốt.
Chăm sóc trẻ sơ sinh bị nhiệt miệng
Bệnh nhiệt miệng dạng nhẹ không cần phải dùng thuốc điều trị. Dưới đây là những cách để giúp mẹ chăm sóc trẻ sơ sinh bị nhiệt miệng tốt hơn:
Rơ lưỡi cho bé để loại bỏ vi khuẩn gây bệnh nhiệt miệng
- Rơ lưỡi bằng mật ong cho bé: Đây là cách chữa khá hiệu quả trong dân gian vì mật ong có thể ức chế và loại trừ các khuẩn nấm gây ra nhiệt miệng. Tuy nhiên, trẻ dưới 1 tuổi không thích hợp để dùng biện pháp này vì nguy cơ ngộ độc thành phần trong mật ong rất nguy hiểm.
- Cho bé súc miệng: Nếu bé chưa biết cách súc miệng, thay vì dùng muối pha loãng cho bé, mẹ có thể thay thế bằng các loại nước rau như rau ngót, khế hoặc củ cải. Nếu bé đã lớn và có thể súc miệng, tốt nhất nên cho bé súc nước muối ngày 3 lần.
- Cho bé uống nước mát: Các loại nước mát như râu ngô, nước mía lau, nước đậu đỏ… có tác dụng thanh nhiệt rất tốt. Lưu ý, để bé uống nước mát có hiệu quả cao, không nên thêm đường vào cốc nước của bé nhé!
Thiếu chất cũng là nguyên nhân dẫn đến rất nhiều triệu chứng bất thường trong cơ thể
- Cho bé ăn uống đủ chất: Thiếu chất cũng là nguyên nhân dẫn đến rất nhiều triệu chứng bất thường trong cơ thể. Do đó, trong thời gian trẻ sơ sinh bị nhiệt miệng, mẹ nên chú ý nhiều hơn đến chế độ dinh dưỡng của mình để sữa mẹ không bị quá nóng đối với trẻ.
Sau cùng, với trẻ sơ sinh bị nhiệt miệng, tốt nhất để xoa dịu bé, mẹ nên trò chuyện với bé nhiều hơn, trao cho bé những cái ôm hôn và tìm biện pháp phòng hơn trị nhé!
+ Xem thêm:
Mách Mẹ Cách Rơ Lưỡi Chuẩn Và An Toàn Nhất Cho Trẻ Sơ Sinh
Mách Mẹ Cách Rơ Lưỡi Chuẩn Khoa Học Cho Bé Yêu
Rơ Lưỡi Cho Trẻ Sơ Sinh Thế Nào Mới Đúng Chuẩn?