Cách Ăn Dặm Cho Bé 7-8 Tháng

  16471

Bước sang giai đoạn 7-8 tháng, bé được mẹ cho làm quen với thức ăn sền sệt và độ thô phù hợp để bé tập nhai thệu thạo.

Dầu ăn giúp tăng hấp thụ vitamin và khoáng chất nhưng mẹ Xì Trum lưu ý chỉ cho dầu vào trước khi tắt bếp để dầu không bị biến chất ở nhiệt độ cao. 

Phần trước, mẹ Xì Trum đã giới thiệu cách chế biến cho bé Xì Trum ăn dặm khi bé 5-6 tháng. Bước sang giai đoạn 7-8 tháng, bé được mẹ cho làm quen với thức ăn sền sệt và độ thô phù hợp để bé tập nhai thệu thạo. Mẹ Xì Trum cũng bắt đầu bổ sung chất đạm (thịt, cá, tôm...) cho bé từ thời điểm này nhưng lưu ý về tỷ lệ để "đầu ra - đầu vào" của bé ổn định. Một bữa ăn của bé cần có đủ 4 nhóm chất: Chất đường từ tinh bột, chất vitamin và xơ (từ rau/củ) và chất đạm (từ thịt, cá, trứng, sữa) và chất béo (giúp hấp thu tốt đa các vitamin và chất dinh dưỡng).

Thực đơn của bé 7-8 tháng phong phú hơn với các nhóm thực phẩm.

Nguyên tắc chế biến

- Số bữa: 2 bữa chính/ ngày, bữa sáng lúc 9h-9h30 và bữa chiều tối lúc 17h-18h. Bé ăn một bữa phụ khoảng 14-15h.

- Lượng ăn mỗi bữa:

Tinh bột: 50-80g (cháo loãng tỷ lệ 1:7 (1 gạo + 7 nước), khoai lang, khoai tây, khoai sọ, bánh mì, ngô non (để làm sữa ngô).

Rau/củ xanh: 25-30g

Đạm: 10-30g (Tương đương với một lòng đỏ trứng gà ta, cá từ 10-15g, thịt gà/lợn/bò 10-15g, đậu từ 20-30g, phomai, sữa chua không đường).

- Độ mềm thức ăn: Như đậu phụ non.

Theo mẹ Xì Trum, xay thịt sống rồi trữ đông sẽ giữ được độ ngọt của thụt và không bị khô, dai.

Cách chế biến

- Cách chế biến tinh bột:

Cháo loãng tỉ lệ 1:7 nghiền nhỏ và lọc qua rây.

Các loại khoai: Gọt vỏ, ngâm qua nước cho hết nhựa rồi hấp nồi cơm. Khi cơm chín, lấy khoai ra và nghiền nát, trộn với sữa hoặc nước dùng, thịt...

- Cách chế biến thịt:

Chọn thịt: Thịt lợn (nạc vai hoặc thăn, riềm mềm), thịt gà (thịt ức mềm và ít dai hơn thịt phần đùi), thịt bò (thăn bò), cá biển (cá tuyết trắng, cá hồi, cá ngừ...), cá nước ngọt (cá quả), hải sản (tôm, lươn đồng).

Cách chế biến: Giai đoạn đầu 7-8 tháng, bé vẫn chưa nhai được dễ dàng các thức ăn thịt nhai và cứng, vì vậy mẹ vẫn nên xay nhỏ thịt cho bé khi nấu. Trước khi xay, mẹ chọn thịt tươi ngon, rửa sạch, thái và xay nhỏ. Mẹ Xì Trum chọn xay thịt sống vì nếu xay và trữ đông thịt chín, sau đó lại rã đông thì sẽ bị khô, thịt cứng, mất vị ngọt mà bé vẫn chưa nuốt được. Ngược lại, xay thịt sống rồi trữ đông thì khi rã đông, thịt sẽ tơi nhỏ, mềm và nấu chung với nuớc dùng rất thơm, ngọt.

Để bảo đảm cho bé có được đầy đủ nhóm chất trong một tuần, mẹ cũng có thể thực hiện theo phương pháp như sau: Một tuần mẹ xay 3-4 loại thịt như thịt gà, thịt lợn, cá xay nhỏ và chia khoảng 10g-15g mỗi ô vuông, rồi cúp đông lạnh. Như vậy, bé sẽ có đồ ăn thay đổi trong một tuần bao gồm các loại thịt, cá. Đối với một số loại cá mềm như cá hồi, mẹ có thể cho nấu nhanh cùng nước dùng rồi trộn với cháo khi cho bé ăn.

Mẹ nên bổ sung dầu ăn hoặc phô mai để tăng độ hấp dẫn của món ăn.

- Cách chế biến rau, củ:

Mẹ có thể tiếp tục làm trữ đông như giai đoạn trước. Hoặc giai đoạn này, khẩu phần ăn của bé ăn nhiều hơn trước nên tuỳ theo thực đơn của cả nhà, mỗi bữa ăn mẹ có thể lấy một ít rau, củ nấu cho bé trực tiếp mà không cần làm đông, đặc biệt là các lá rau mềm rất nhanh chế biến.

Như vậy, mỗi bữa ăn, mẹ có thể kết hợp một loại rau với 4 nhóm thịt đạm, tức là mẹ đã có 4 món thay đổi. Khi rau củ hàng ngày mẹ thay đổi cho bé nữa thì đã có cấp số nhân của 4 rồi. Thực đơn của con tha hồ phong phú trong tuần. Mỗi bữa ăn mẹ sẽ có thịt/cá + rau/củ + tinh bột (là cháo hoặc khoai đó) + nước dùng (nước súp rau củ, nước dashi rong biển cá bào...).

Ngoài ra, một nhóm chất cực kỳ quan trọng mà từ trước đến giờ các mẹ không để ý đó là dầu ăn làm tăng hấp thu vitamin và khoáng chất. Nhưng mẹ nhớ là dầu ăn chỉ sử dụng khi bắp xuống bếp nhé vì dầu sẽ bị biến chất dưới tác động của nhiệt độ cao. Có nhiều loại dầu ăn như dầu gấc, dầu mè omega 3 và dầu ô liu... Mẹ có thể sử dụng linh hoạt. Giai đoạn này bé có thể hấp thu tốt chất đạm, béo hơn giai đoạn trước nên khi khẩu phần ăn không quá béo, các mẹ có thể thêm một viên phomai vào, vừa cung cấp canxi vừa giúp bữa ăn thêm thơm ngon, béo ngậy của vị phomai.

+ Xem thêm:

CẨM NANG ĂN DẶM NHẬT - VIỆT CHO BÉ 5-6 THÁNG TUỔI

MẸ VIỆT Ở NHẬT CHIA SẺ CÁCH TẬP LUYỆN TAY GIÚP BÉ THÔNG MINH


Nguồn bài viết: ngoisao
Chia sẻ cảm nghĩ của bạn về bài viết này: