Từ một quả trứng tí hon vừa được thụ tinh, thai nhi trải qua 40 tuần trong bụng mẹ để trở thành một em bé với đầy đủ chức năng sống và hình hài đáng yêu của một đứa trẻ. Trong suốt thời gian thai nghén, bé đã trải qua những cột mốc phát triển quan trọng đầu tiên của đời người, từ trước khi chào đời.
Tam cá nguyệt đầu tiên
3 tuần thai: Em bé đang tượng hình của bạn lúc này là một quả bóng tế bào nho nhỏ có tên gọi là túi phôi. Túi phôi đã mang đầy đủ thông tin di truyền DNA của bạn và cha bé, những thông tin này quy định giới tính, màu mắt và những đặc điểm di truyền khác,
4 tuần thai: Quả bóng tế bào đã chính thức trở thành một phôi thai với kích thước bằng một hạt poppy. Trong 6 tuần tới đây, tất cả các bộ phận của cơ thể bé sẽ bắt đầu hình thành và phát triển, trong số đó một số bộ phận đã bắt đầu thực hiện chức năng của mình.
5 tuần thai: Trái tim bé nhỏ của con bạn bắt đầu đập, với tốc độ gấp đôi nhịp tim của bạn. Cả cơ thể của bé lúc này chỉ nhỏ bằng một hạt vừng mà thôi.
6 tuần thai: Các bộ phận chính vùng mặt của bé gồm mắt và mũi bắt đầu hình thành, và ở vị trí hai bên đầu, hai chiếc chồi tai của bé đang nhú lên.
8 tuần thai: Tay và chân bé bắt đầu lớn lên và bé giờ đã có những ngón tay nhỏ xinh, chiếc mũi và môi trên. Bé đã bắt đầu cử động, nhưng bạn chưa thể cảm nhận được đâu. Bé dài khoảng 1.5cm và nhẹ vô cùng, chỉ hơn 1g thôi.
9 tuần thai: Đôi mắt đã phát triển, dù mí mắt của bé vẫn hoàn toàn đóng chặt. Bé đã rụng “đuôi” và trông giống một bào thai con người hơn rồi.
10 tuần thai: Phôi thai đã được gọi là bào thai. Những bộ phận quan trọng cho sự sống như thận, ruột, não và gan đã bắt đầu hoạt động. Những chiếc móng tay và móng chân nhỏ xíu cũng đang hình thành.
11 tuần thai: Bé đã tượng hình gần như đầy đủ. Xương của thai nhi đang bắt đầu cứng dần, và cơ quan sinh dục cũng bắt đầu phát triển ra bên ngoài. Bé có thể nấc, dù là vẫn còn quá sớm để bạn có thể cảm nhận được.
12 tuần thai: Bạn có thể nghe thấy nhịp tim của em bé khi đi khám thai. Bé lúc này dài khoảng 5cm và nặng khoảng 14g.
Tam cá nguyệt thứ hai
14 tuần thai: Thận của bé bắt đầu bài tiết nước tiểu và thải ra môi trường nước ối. Bé đã có thể vận động cơ mặt và còn biết mút tay nữa.
15 tuần thai: Bé có thể nhìn thấy ánh sáng được lọc qua thành bụng của bạn dù mí mắt của bé vẫn đóng kín.
16 tuần thai: Giới tính của thai nhi có thể được xác định ở lần siêu âm giữa thai kỳ khoảng giữa tuần thai thứ 16 và 20.
18 tuần thai: Nếu chưa cảm nhận được cử động của bé, thì bạn sẽ cảm thấy trong vài tuần tới. Sẽ mất khoảng đôi ba tuần nữa để chồng bạn và những người khác có thể cảm nhận được cử động của bé từ bên ngoài.
19 tuần thai: Bé có thể nghe được nhịp tim của mẹ và âm thanh từ bên ngoài cơ thể mẹ như giọng nói của bố. Bé thậm chí còn có thể giật mình khi có tiếng động lớn bất ngờ bên ngoài.
23 tuần thai: Giác quan về cử động của bé đã phát triển, vì thế bé có thế cảm nhận được chuyển động khi bạn khiêu vũ. Thính giác của bé đang tiếp tục hoàn thiện. Bạn thỉnh thoảng có thể cảm nhận được bé đang nhào lôn bên dưới da bụng của mình.
24 tuần thai: Các nụ vị giác của bé đang phát triển. Não của con của đang tăng trưởng rất nhanh, và tóc bé cũng đã bắt đầu mọc rồi. Bé dài khoảng 30cm và nặng gần nửa kg.
27 tuần thai: Bé đang thực hành bài tập thở bằng cách hít vào và thở ra nhưng bằng không khí. Nếu bé bị sinh non tại thời điểm này, phổi của bé vẫn thực hiện chức năng hô hấp được dù cần rất nhiều thuốc men và thiết bị y tế hỗ trợ. Tới tuần này, bé đã có thể mở và nhắm mắt.
Tam cá nguyệt thứ ba
28 tuần thai: Bé con của bạn đã biết mơ mộng. Bé đã có lông mi và tầm nhìn đã xa hơn một chút. Bé nặng chừng 1kg và dài khoảng 38cm từ đầu đến chân.
32 tuần thai: Móng tay và móng chân của bé đã mọc lên rất xinh rồi. Bé dài 43cm từ đầu đến gót chân và nặng khoảng 1.75kg.
34 tuần thai: Nếu bé ra đời ở thời điểm này, bé được xem là trẻ sinh non muộn. Trẻ sơ sinh ra đời khoẻ mạnh ở thời điểm này thường sẽ phát triển tốt dù bé có thể cần chăm sóc đặc biệt sau khi sinh.
37 tuần thai: Lúc này bé đã được xem là đủ tháng để chào đời. Phổi bé đã có thể hoạt động tốt nếu được sinh ra ở thời điểm này, nhưng dù sao đi nữa, bé vẫn cần ở thêm vài ba tuần nữa trong bụng mẹ để cứng cáp hơn.
40 tuần thai: Bé trải qua trọn vẹn hành trình trong bụng mẹ và đã hoàn toàn sẵn sàng cho cuộc sống bên ngoài. Trọng lượng trung bình của trẻ sơ sinh vào khoảng 3.4kg và chiều dài trung bình là 51cm. Nếu sau 1-2 tuần nữa mà bạn vẫn chưa chuyển dạ để sinh con thì bác sỹ có thể áp dụng đẻ chỉ huy.
+ Xem thêm:
SIÊU ÂM THAI NHI Ở TUẦN THỨ 12 ĐỂ LÀM GÌ?
BÍ QUYẾT GIÚP THAI NHI PHÁT TRIỂN TRÍ NÃO TỐT