Các Mẹ Sau Sinh Nên Và Không Nên Ăn Gì ?

  7336

Với phụ nữ sau khi sinh, sắt là nhu cầu bức thiết trong khẩu phần ăn, uống hàng ngày. Những thực phẩm chứa sắt như các loại rau, quả, lòng đỏ trứng, thịt nạc, cá, rau muống, thịt bò…

Sữa không chỉ cung cấp dinh dưỡng cho mẹ sau sinh mà còn bổ sung năng lượng phụ cần thiết, lượng protein cao, bổ sung sắt, calcium và các vitamin cũng như muối khoáng cần thiết khác giúp cho các bà mẹ khỏe mạnh khi phải thức đêm, ngủ không đủ giấc. 

Cũng giống như trong thời gian mang thai, sau sinh nở mẹ vẫn cần bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể để nhanh phục hồi và có nhiều sữa.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, sau sinh phụ nữ vẫn cần bổ sung thêm khoảng 300-500 calo mỗi ngày (với người bình thường, lượng calo cần mỗi ngày là 2.000 thì khi cho con bú là khoảng 2.300-2.500 calo).

Ngoài những thực phẩm bổ dưỡng, mẹ cũng cần lưu ý tránh những đồ ăn cay nóng, thực phẩm nhiều dầu mỡ, đường, nước uống có ga, chất kích thích. Một nguyên tắc trong ăn uống mà chị em phải ghi nhớ đó là ăn chín, uống sôi để đảm bảo an toàn cho hệ tiêu hóa.

Dưới đây là những thực phẩm mẹ cần bổ sung sau sinh để nhanh phục hồi sức khỏe nhất:

Nước

Để có đủ sữa, các bà mẹ nên uống đủ 3 lít nước mỗi ngày gồm nước lọc, sữa đậu nành, nước hoa quả, sữa… Bạn nên ăn khoảng 2.500 calo/ngày, thành phần thức ăn phải được cân đối để phục hồi sức khỏe và giúp cho quá trình tạo sữa được tốt. Khẩu phần ăn có thể chia làm nhiều bữa trong ngày để tốt nhất cho hệ tiêu hóa.


Uống đủ nước rất tốt cho nguồn sữa mẹ sau sinh. (ảnh minh họa)

Rau xanh

Đa phần các sản phụ đều bị táo bón sau khi sinh. Táo bón kéo dài sẽ dẫn đến các hệ lụy nghiêm trọng như trĩ, sa trực tràng, sa dạ con… Ăn nhiều rau xanh, uống nhiều nước là cách tốt nhất để tránh táo bón. Sau mỗi bữa ăn mẹ cũng nên ăn một vài loại hoa quả tươi, chia làm nhiều lần trong ngày sẽ giúp cơ thể sảng khoái, dễ tiêu hóa.

Thực phẩm giàu sắt

Sắt là một yếu tố không thể thiếu trong quá trình tạo máu, vận chuyển dinh dưỡng và oxy để đốt cháy tạo nên năng lượng hoạt động cho cơ thể. Thiếu sắt thời kỳ hậu sản gây nên hiện tượng chóng mặt, hoa mắt, giảm trí nhớ, ảnh hưởng đến trí thông minh của trẻ qua nguồn sữa mẹ.

Với phụ nữ sau khi sinh, sắt là nhu cầu bức thiết trong khẩu phần ăn, uống hàng ngày. Những thực phẩm chứa sắt như các loại rau, quả, lòng đỏ trứng, thịt nạc, cá, rau muống, thịt bò… Nếu lượng sắt chưa được bù đắp trong việc ăn uống, có thể dùng thêm thuốc chứa sắt bổ sung. Nên ăn thêm hoa quả để bổ sung lượng vitamin C làm tăng khả năng hấp thu sắt cho cơ thể.

Protein

Protein góp phần xây dựng cơ thể, xây dựng mô, gia tăng khả năng đề kháng, chống lại sự nhiễm trùng thời kỳ hậu sản, cung cấp đầy đủ năng lượng cần thiết. Những thực phẩm giàu protein là: thịt lợn, sữa, sản phẩm từ sữa, thịt gà, đậu, trứng, các loại hạt, hải sản...

Sữa

Sữa không chỉ cung cấp dinh dưỡng cho mẹ sau sinh mà còn bổ sung năng lượng phụ cần thiết, lượng protein cao, bổ sung sắt, calcium và các vitamin cũng như muối khoáng cần thiết khác giúp cho các bà mẹ khỏe mạnh khi phải thức đêm, ngủ không đủ giấc.

Bổ sung vitamin

Nếu protein xây dựng cấu trúc cơ thể thì vitamin lại duy trì các chức năng của cơ thể hoạt động bình thường, tăng hoạt động của hệ hô hấp. Nguồn thực phẩm chứa nhiều vitamin không xa lạ gì, chính là rau xanh và các loại hoa quả tươi. Các bà mẹ nên lựa chọn những thực phẩm có giá trị dinh dưỡng, hợp khẩu vị, thay đổi thức ăn thường xuyên để tăng cảm giác thèm ăn. Nên chọn thực phẩm tươi, sống, rau sạch. Thức ăn cần được nấu chín kỹ để không bị ngộ độc thực phẩm.

+ Xem thêm:

SỰ THẬT ĐẮNG LÒNG VỀ CUỘC SỐNG CỦA BA MẸ SAU KHI CÓ CON

10 ĐIỀU KIÊNG KỴ PHỤ NỮ SAU SINH CẦN PHẢI GHI NHỚ


Nguồn bài viết: sưu tầm
Chia sẻ cảm nghĩ của bạn về bài viết này: