Bí Quyết Nuôi Dạy Giúp Bé 2 Tuổi Thông Minh Hơn

  5207

Bé yêu mới chập chững biết đi dường như không thể dừng vận động và đó chính là cơ hội để bạn giúp bé tích lũy nhiều trải nghiệm và kiến thức.

Bé yêu mới chập chững biết đi dường như không thể dừng vận động và đó chính là cơ hội để bạn giúp bé tích lũy nhiều trải nghiệm và kiến thức.

1.Trò chuyện thật nhiều

Phần lớn trẻ em hoặc được một từ mới mỗi tuần khi bé bước vào giai đoạn 18 tháng – 2 tuổi. Trước khi đón sinh nhật lần thứ hai, bé đã có thể nói được khoảng 50-100 từ. Điều này có nghĩa là bạn càng nói chuyện với bé yêu nhiều bao nhiêu, bé sẽ càng học được nhiều từ mới bấy nhiêu.

Các chuyên gia gợi ý phương pháp “tường thuật một ngày của bạn” – bạn làm việc gì thì mô tả lại việc đó cho bé nghe. Đây cũng là thời điểm thuận lợi để đọc thêm nhiều sách cho bé. Thể hiện biểu cảm giọng của nhiều nhân vật khác nhau trong cuốn sách sẽ giúp bé thêm hứng thú.



Tạo cơ hội cho bé tiếp xúc với ngôn ngữ giao tiếp thường ngày – dĩ nhiên không phải từ tivi. Ngôn ngữ truyền hình quá nhanh để bé dưới 2 tuổi có thể nắm bắt, hơn nữa, nó không mang tính tương tác. Điều bé cần là ngôn ngữ trò chuyện hàng ngày giữa người với người.

Bằng cách tạo dòng chảy liên tục các câu chuyện, sử dụng ngôn ngữ phong phú, bạn sẽ giúp bé phát triển kỹ năng nghe nói đọc viết sau này.

2. Dạy bé về cảm xúc

Phát triển trí thông minh cảm xúc có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển xã hội và nhận thức của bé. Tận dụng những tình huống cụ thể mỗi ngày để nói với bé về các cảm xúc, về cách kiểm soát chúng. Ví dụ, khi bé nhà bạn đang chơi thì bị một bạn hàng xóm va vào. Hãy giúp bé của bạn nhận ra đó không phải do bạn cố ý và việc nổi giận hoàn toàn không cần thiết.


Tương tự với những cảm xúc tích cực. Ví dụ khi bé nhà bạn chia sẻ thứ gì đó với một đứa trẻ khác, hãy dành thời gian chỉ cho bé hành động đơn giản này nhưng có thể mang tới những kết quả tốt đẹp thế nào: “Con chia đồ chơi với bạn, con đã làm cho bạn vui quá kìa!”. Giúp bé liên hệ giữa cảm xúc với hành động là cách để bé xây dựng trí thông minh cảm xúc rất cần thiết cho cuộc sống trưởng thành.

3. Sáng tạo trò chơi thông minh

Đây là những trò chơi đòi hỏi bé phải dừng lại, suy nghĩ một chút và đưa ra đáp án phù hợp theo luật chơi. Ví dụ, trò chơi “đối lập” – bạn đưa ra hình ảnh “ban ngày”/”mặt trời” nhưng yêu cầu bé phải tìm được từ trái nghĩa là “ban đêm”/”mặt trăng”. Hoặc bạn gõ trống một lần và đề nghị bé gõ hai lần.

Những trò chơi như thế này có thể thích hợp với bé 3-4 hơn nhưng bạn cũng có thể tùy nghi áp dụng cho bé dưới 2 tuổi của mình ở mức độ đơn giản hơn. Nhưng nếu thực hiện được, chúng sẽ giúp bé kiểm soát xung động (impulse control).


Khả năng kiểm soát này có liên quan tới kỹ năng toán học và là yếu tố quan trọng để xây dựng chắc năng điều hành của não – khả năng lên kế hoạch, đặt mục tiệc, kiên trì thực hiện nhiệm vụ. Chức năng điều hành này là dấu hiệu cao hơn cả IQ cho thấy thành công về mặt học vấn.

4. Hình thành không gian sáng tạo

Không cần tới những đồ chơi đắt tiền, thời thượng, đôi khi chỉ là một hộp sáp màu tờ giấy dán tường màu trắng là đồ chơi tuyệt nhất với bé. Điều bạn nên làm là tạo không gian trong nhà giúp bé có cảm hứng khám phá; ví dụ như một góc dành cho các nốt nhạc; một góc dành cho tô vẽ, một góc khác dành để xếp hình…

5. Khen ngợi nỗ lực của bé

Nhiều nghiên cứu cho thấy trẻ học chăm hơn và đạt thành tích tốt hơn ở trường nếu cha mẹ khen ngợi nỗ lực thay vì trí thông minh của bé. Vì vậy, thay vì muốn nói: “Bé yêu của mẹ thật thông minh”, hãy khen bé: “Chà, đúng là bé yêu của mẹ đã làm việc rất chăm chỉ đây”. Trọng tâm chính là hành trình tạo ra sản phẩm chứ không phải kết quả cuối cùng. Nó sẽ giúp bé liên hệ giữa lao động chăm chỉ với thành công.

Về mặt khoa học, khi trẻ lớn lên, chúng sẽ sở hữu thứ gọi là “tư duy cầu tiến” (niềm tin rằng mình có thể làm tốt hơn nếu cố gắng) hoặc “tư duy bảo thủ” (niềm tin rằng thứ mình có thể làm đã được định sẵn bởi khả năng bẩm sinh hoặc chỉ số IQ). Điều đó tùy thuộc vào phương thức dạy dỗ của cha mẹ, cụ thể như trường hợp trên, là cách khen ngợi trẻ.

6. Chỉ tay

Khoảng 9 tháng, bé bắt đầu theo dõi ngón tay bạn để xác định bạn đang chỉ vào thứ gì. Nghiên cứu cho thấy, trẻ học ngôn ngữ nhanh hơn nếu bạn chỉ tay vào vật thể trong lúc nói tên vật đó. Giờ khi đã chập chững biết đi, bé đã thành thạo với trò chơi này.

Một gợi ý hay là đưa bé đi sở thú. Chỉ vào một con vật và nói chuyện với bé, mô tả con vật đó cho bé để giúp phát triển khr năng ngôn ngữ, giao tiếp.

+ Xem thêm:

NHỮNG DẤU HIỆU BÉ THÔNG MINH TỪ LÚC SƠ SINH

BÉ SƠ SINH NẶNG 3 KG LÀ THÔNG MINH NHẤT


Nguồn bài viết: afamily
Chia sẻ cảm nghĩ của bạn về bài viết này: