Bí Quyết Mách Mẹ Chăm Sóc Trẻ 4 Tuổi Khoẻ Mạnh Chóng Lớn

  6821

Tháng thứ 4 đánh dấu sự phát triển của trẻ ở một giai đoạn mới, bắt đầu “học” ăn dặm, đồng thời thể chất và nhận thức của trẻ cũng sẽ có tiến bộ vượt trội.

Tháng thứ 4 đánh dấu sự phát triển của trẻ ở một giai đoạn mới, bắt đầu “học” ăn dặm, đồng thời thể chất và nhận thức của trẻ cũng sẽ có tiến bộ vượt trội. 

Sự phát triển của trẻ 4 tháng tuổi

Ở giai đoạn này, cân nặng và chiều cao của trẻ đã phát triển gần gấp đôi so với lúc mới sinh, khoảng 7kg (đối với bé trai) và 6,4kg (đối với bé gái). Do đó, nếu mẹ nhận thấy đùi, bụng, bắp tay hay khuôn mặt bé có vẻ dài và gầy guộc thì bạn phải đưa bé đi khám ngay.

Trí não của trẻ 4 tháng tuổi sẽ phát triển mạnh mẽ hơn, vì thế trẻ rất hiếu động và linh hoạt. Trẻ sẽ cố gắng nắm mọi thứ thật chặt trong lòng bàn tay và không ngừng cho các thứ này vào trong miệng để ngậm như một cách để tìm hiểu về thế giới xung quanh. Đồng thời, mẹ cũng sẽ phải ngạc nhiên khi cơ cổ bé đã hoàn toàn cứng cáp và có thể ngẩng cao đầu hoặc lẫy một cách “điệu nghệ”.

Tầm nhìn của trẻ cũng đã “tinh tường” hơn rất nhiều, bé bắt đầu nhận biết được các màu sắc và luôn quan sát thế giới xung quanh bằng đôi mắt tò mò. Mắt bé luôn di chuyển theo những đối tượng chuyển động và mọi người trong phòng. Giai đoạn này, trẻ đã có thể phân biệt được người quen và người lạ, cười tươi khi nhìn thấy mẹ hoặc người chăm sóc trẻ, điều này sẽ gây khó khăn cho không ít bà mẹ khi trẻ “nhát” người lạ. Bên cạnh đó, trẻ sẽ bắt đầu học cách giao tiếp với mọi người bằng những tiếng ê a, tiếng hét chói tai, tiếng sôi bụng và tiếng cười.

cách chăm sóc trẻ 4 tháng tuổi

Trẻ 4 tháng tuổi bắt đầu nhìn thế giới xung quanh bằng đôi mắt tò mò

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ 4 tháng tuổi

Trẻ 4 tháng tuổi cần khoảng 1200 ml sữa/ngày, mỗi lần bé bú từ 150 ml đến 180 ml sữa, ngày bú 6-7 lần.

Theo các chuyên gia, hệ tiêu hóa của trẻ 4 tháng tuổi chưa sẵn sàng cho việc tiếp nhận các loại thức ăn khác ngoài sữa mẹ cho đến khi trẻ được 6 tháng tuổi, do hệ miễn dịch của bé còn yếu, hệ xương, đặc biệt là xương hàm của bé chưa đủ cứng cáp để nhai hoặc nuốt thức ăn dặm. Việc cho ăn dặm quá sớm sẽ làm tăng nguy cơ với hệ tiêu hóa và tình trạng dị ứng thức ăn ở bé. Tuy nhiên, tùy theo thể trạng của từng trẻ, nếu mẹ nhận thấy bé yêu nhà mình thật sự cứng cáp và sẵn sàng cho việc ăn dặm thì mẹ có thể yên tâm bắt đầu cho trẻ ăn dặm.

Dấu hiệu nhận biết bé “muốn” ăn dặm

  • Đòi bú thêm dù mới được bú no
  • Thường xuyên thức dậy vào ban đêm và đòi bú
  • Những giấc ngủ ban ngày cũng bất thường hơn, ngủ không yên hoặc thức dậy sau khì vừa chợp mắt.
  • “Nhìn miệng” khi thấy người khác ăn, đưa tay đòi lấy thức ăn mà bạn đang cầm.

Lưu ý khi cho trẻ 4 tháng tuổi ăn dặm

Do hệ tiêu hóa của trẻ còn non yếu nên chưa thể thích ứng được với thịt hay cá, vì thế, mẹ chỉ nên tập cho trẻ ăn dặm với bột gạo hay bột yến mạch kết hợp các loại rau củ dinh dưỡng như bí đỏ, khoai tây, cà rốt, không nêm thêm gia vị để tập cho bé quen dần với thức ăn rồi từ từ thay đổi khẩu vị khi bé đã lớn hơn.

Cách chăm sóc trẻ 4 tháng tuổi

Ở lứa tuổi này, cơ thể của trẻ đã khá cứng cáp và rất hiếu động vì thế mẹ không được để trẻ trên giường hoặc trên bàn một mình. Nếu mẹ quá bận bịu và không thể để mắt tới trẻ thì tốt nhất mẹ nên đặt trẻ nằm trong cũi hoặc nhờ người trông hộ.

Vì khả năng cầm nắm của trẻ 4 tháng tuổi rất tốt nên mẹ tuyệt đối không để những vật dụng có khả năng gây nguy hiểm hoặc bình nước sôi gần trẻ để tránh những tai nạn ngoài ý muốn xảy ra.

Trẻ có thói quen cho tất cả những đồ vật trong tầm với vào miệng ngậm do đó khi mua đồ chơi cho trẻ mẹ nên lụa chọn những món đảm bảo chất lượng, không có chất độc hại và không quá nhỏ vì chúng có khả năng làm cho trẻ bị hóc, rất nguy hiểm.

Khi ngồi trên ghế ô tô, mẹ nên chuẩn bị riêng ghế cho bé hoặc bế bé lên vì hệ xương cổ của bé lúc này còn khá yếu, cộng với chuyển động của ô tô có thể gây chấn thương cho bé.

Ngoài ra, mẹ cần dành ra thời gian để chơi đùa cùng trẻ, hát hoặc kể chuyện cho bé nghe mỗi ngày.

Chăm giấc ngủ cho bé

Giấc ngủ của trẻ 4 tháng tuổi đã bắt đầu ổn định hơn, trẻ ít ngủ vào ban ngày và ngủ khoảng 14-16 tiếng/ngày, trong đó trẻ có thể ngủ từ 6-8 tiếng một đêm và có thể tự ngủ lại nếu giật mình thức dậy, khi trẻ tỉnh giấc, nếu mẹ “đáp trả” lại bằng hành động, trẻ sẽ rất hào hứng và không thể ngủ lại.

Đồng thời mẹ nên rèn giấc ngủ cho trẻ sơ sinh bằng cách

  • Trước khi ngủ mẹ có thể hát cho bé nghe.
  • Để ánh sáng mờ (đèn ngủ) về ban đêm để bé bớt sợ.
  • Khi bé tỉnh, cố gắng dỗ bé ngủ lại. Nếu bé đói, hãy cho bú trong không gian yên tĩnh và ánh đèn nhạt để bé có thể ngủ lại nhanh sau đó.

Bé học lật

Khi được đặt nằm sấp, bé sẽ dùng hai tay chống xuống để nhấc đầu và vai lên cao. Tư thế như hít đất này giúp các cơ của bé khỏe hơn và bé có thể quan sát xung quanh tốt hơn. Bé cũng có thể làm bạn bất ngờ vì giai đoạn này, một số bé có thể bắt đầu lật được

Khi trẻ lật, bạn hãy khuyến khích bé bằng cách lúc lắc một món đồ chơi bên phía bé hay lật để “dụ dỗ”bé lăn qua. Luôn khen và cười để động viên bé. Bé có thể cần bạn trấn an vì đôi khi kỹ năng mới này làm bé sợ.

Theo một vài nghiên cứu, để giảm nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh, mẹ nên để bé ngủ ở tư thế nằm ngửa, nhưng điều này cũng sẽ khiến bé biết lật chậm hơn, vì thế khi trẻ thức, mẹ hãy đặt bé nằm sấp một vài lần trong ngày, điều này làm cho các cơ của trẻ khỏe mạnh hơn.

Lần đầu bé lật thường là từ tư thế nằm sấp lật ra nằm ngửa. Bụng bé tròn nên rất dễ lật từ tư thế nằm sấp. Một số bé có thể ngay lập tức lật lại nhưng một số bé phải mất thời gian vài tuần mới có thể lặp lại “chiến tích” của mình.

Thời kỳ mọc răng

 Trẻ sơ sinh có thể mọc răng bất kỳ lúc nào, nhiều bé sẽ bắt đầu mọc răng khi được 4 tháng tuổi và mẹ sẽ phải vất vả trong thời gian này vì đa số các bé sẽ trở nên cáu kỉnh, “hành” sốt, chảy dãi…mẹ có thể giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn bằng cách:

  • Cho bé ngậm một món đồ chơi dành cho việc mọc răng.
  • Hỏi ý kiến bác sĩ để dùng thuốc làm giảm đau lợi cho bé.

mách mẹ cách chăm sóc trẻ 4 tháng tuổi

Nhiều trẻ 4 tháng tuổi đã bắt đầu mọc răng

Những việc cần làm khi trẻ được 4 tháng tuổi

– Đưa bé đi khám bác sĩ nhi khoa định kỳ

– Đưa bé đi tiêm viêm phổi (mũi 3), 5 in 1 + bại liệt – mũi 3 (hoặc 6 in 1 lần 3). Một năm sau nhắc lại mũi 4

– Để bé tránh xa những đồ dùng, đồ chơi nguy hiểm, có khả năng gây tổn thương

– Dành ít nhất vài phút để đọc truyện hoặc hát cho bé nghe mỗi ngày

– Tắm rửa, tẩy chấy rận cẩn thận nếu nuôi vật nuôi để không lây bệnh cho bé

– Mua sắm đồ chơi gây tiếng động như trống lắc, chập cheng để chơi cùng bé

– Chia sẻ bớt công việc nhà với chồng để giảm bớt căng thẳng, mệt mỏi

– Lập “thời gian biểu” để bé hình thành thói quen ăn, ngủ điều độ

– Lên kế hoạch ăn dặm cho bé

– Ôm ấp, vuốt ve bé mỗi ngày sẽ rất tốt cho sự tăng trưởng của trẻ


Nguồn bài viết: sưu tầm
Chia sẻ cảm nghĩ của bạn về bài viết này: