Bệnh Tinh Hoàn Ẩn - Các Mẹ Có COn Trai Lưu Ý Để Không Có Hậu Quả Đáng Tiếc Nhé

  70538

Bệnh tinh hoàn ẩn có thể gây ra những rối loạn về nhiễm sắc thể giới tính cho trẻ. Trẻ có thể bị đồng tính hoặc gặp các vấn đề như suy tuyến sinh dục, lỗ đái thấp…

Khi tinh hoàn của trẻ không tìm thấy hoặc chưa di chuyển xuống bìu thì được gọi là tinh hoàn ẩn. Trẻ dưới 6 tuổi thường mắc bệnh lý này. Nhiều mẹ chủ quan với tình trạng tinh hoàn ẩn của con. Nhưng nếu không được chữa trị kịp thời có thể gây ra những hậu quả đáng tiếc cho trẻ.

Quá trình gây ra bệnh tinh hoàn ẩn xuất hiện trong quá trình trưởng thành của thai nhi mang giới tính nam, bắt đầu từ tuần thứ 7 khi giới tính của bé đã được định rõ. Trên đường tinh hoàng di chuyển từ ổ bụng đến bìu một vài sự cố xảy ra và khiến tinh hoàn không đến được nơi cần đến. Trẻ có thể bị ẩn 1 hoặc ẩn cả hai tinh hoàn.

Nguyên nhân

Hiện nay, nguyên nhân của bệnh chưa được xác định rõ.

Cách phát hiện tinh hoàn ẩn

Bệnh tinh hoàn ẩn có thể phát hiện dễ dàng bằng mắt thường. Nếu bé bị ẩn một bên tinh hoàn mẹ có thể thấy một bên bìu của bé xẹp hoặc nhỏ hơn hẳn so với bên còn lại. Còn nếu bé bị ẩn cả hai tinh hoàn thì cả bìu của bé sẽ xẹp lép.


Bệnh tinh hoàn ẩn có thể dễ dàng phát hiện bằng mắt thường

Ngoài ra để chắc hơn mẹ cũng có thể sờ vào bìu để kiểm tra.Cũng có trường hợp tinh hoàn của bé di chuyển lên xuống giữa bìu và ống bẹn. Khi dùng tay ấn thì tinh hoàn di chuyển xuống bìu nhưng sẽ trở lại vị trí cũ ở ống bẹn khi thả tay ra.

Ngay khi bé được sinh ra các mẹ có thể tự mình kiểm tra tinh hoàn cho bé. Nếu có nghi ngờ về bệnh lý của bé các mẹ nên đến bệnh viện để chuẩn đoán chính xác và có phương pháp điều trị hợp lý.

Phân biệt tinh hoàn lạc chỗ và tinh hoàn ẩn

Một hiện tượng bệnh lý gần giống với tinh hoàn ẩn là tinh hoàn lạc chỗ. Thay vì nằm ở bìu tinh hoàn lạc chỗ có thể nằm ở tầng sinh môn, nếp bẹn hay cung đùi, mu. Những rắc rối này là do các vấn đề xảy ra và làm lệch cung đường duy chuyển của tinh hoàng khi nó đi từ ổ bụng đến bìu.

Với hiện tượng tinh hoàn ẩn, tinh hoàn chỉ nằm trên đường di chuyển của nó nên thường chỉ xuất hiện ở các vị trí như ổ bụng, ống bẹn, lỗ bẹn, trên bìu…

Nếu không điều trị kịp thời bệnh sẽ gây biến chứng gì?

Bệnh tinh hoàn ẩn có thể gây ra những rối loạn về nhiễm sắc thể giới tính cho trẻ. Trẻ có thể bị đồng tính hoặc gặp các vấn đề như suy tuyến sinh dục, lỗ đái thấp…

Nếu không được chữa trị kịp thời, trẻ còn có thể bị mắc một số biến chứng như:

- Phải cắt bỏ tinh hoàn của trẻ nếu tinh hoàn bị hoại tử. Đây là hậu quả do xoắn tinh hoàn.

- Tinh hoàn ẩn có thể bị ung thư nhiều hơn tinh hoàn nằm ở bìu trung bình khoảng 30 lần. Hơn nữa, nếu tinh hoàn ẩn ở ổ bụng thì nguy cơ này còn cao hơn gấp nhiều lần do do nhiệt độ của ổ bụng cao hơn những nơi khác khiến tinh hoàn không thể phát triển hay duy trì mầm tế bào. Nếu bé bị ẩn một trong 2 tinh hoàn thì tinh hoàn không bị ẩn cũng gia tăng nguy cơ ung thư đến 25%.

- Một điều chắc chắn nữa là khả năng sinh sản khi trưởng thành của bé sẽ giảm nếu bé bị ẩn tinh hoàn. Chỉ ¼ số lượng tinh trùng của các bé bị mắc bệnh tinh hoàn ẩn là khỏe mạnh sau khi được phẫu thuật.

Vì vậy nếu bé bị mắc bệnh này mà không được điều trị có thể bị vô sinh. Việc điều trị nên được tiến hành càng sớm càng tốt. Nếu bé được điều trị từ lúc 1-2 tuổi thì khả năng có con đạt đến 90%. Tỷ lệ này giảm gần gấp đôi nếu bé được điều trị từ 2-3 tuổi. Sau đó giảm dần trong các năm sau đó. Cuối cũng, nếu bé quá 15 tuổi mới được điều trị thì khả năng có con chỉ còn 15%.

Nên phẫu thuật ở lứa tuổi nào?

Dưới 1 tuổi: Nếu tinh hoàn nằm ở ống bẹn thì có thể tinh hoàn sẽ di chuyển xuống bìu khi bé được 1 tuổi. Vì vậy mẹ nên theo dõi thêm, không nên vội đi phẫu thuật ngay.


Tinh hoàn ẩn nếu không điều trị kịp thời sẽ bị nhiều biến chứng nguy hiểm

Nếu mẹ không sờ thấy tinh hoàn nằm ở ống bẹn thì cần phải đi khám chính xác và tiến hành điều trị ngay.

Trên 1 tuổi: Thường nếu đã xác định bé bị ẩn tinh hoàn hay xác định được tinh hoàn nằm ở ống bẹn mà không di chuyển xuống bìu thì nên phẫu thuật điều trị ngay trong thời gian này.

Cũng có trường hợp bác sĩ sẽ điều trị bằng thuốc nội tiết rồi căn cứ vào tình trạng thực tế để quyết định có tiến hành phẫu thuật hay không.

Sau tuổi dậy thì: Lúc này tinh hoàn của bé đã không giữ được chức năng và có nguy cơ gây ra bệnh ung thư cao, do đó thường được phẫu thuật cắt bỏ và thay thế bằng tinh hoàn nhân tạo mới.

Chăm sóc trẻ trước và sau phẫu thuật

Trước thời gian được phẫu thuật: Nếu bé bị tinh hoàn ẩn đang chờ để theo dõi hay chờ để tiến hành phẫu thuật thì gia đình nên chú ý theo dõi bệnh trạng của bé. Một số các sự cố có thể xảy ra như tinh hoàn bị xoắn hay thoát vị bẹn nghẹt đi kèm có thể làm cho vùng bẹn của bé bị đau và sưng. Nếu xảy ra hiện trạng trên cần đưa bé đi khám ngay lập tức.

Sau khi phẫu thuật: Mẹ cũng nên theo dõi tình trạng tiến triển của bệnh theo dặn dò của bác sĩ. Nếu có gì bất thường cần đến bệnh viện để điều trị ngay.Cuối cùng, mẹ phải tuân thủ lịch tái khám để đảm bảo bệnh được chữa trị dứt điểm.

+ Sưu tầm:

NHỮNG BẤT THƯỜNG Ở CƠ QUAN SINH DỤC BÉ TRAI MẸ CẦN LƯU Ý

CÓ NÊN CẮT BAO QUI ĐẦU Ở BÉ TRAI


Nguồn bài viết: sưu tầm
Chia sẻ cảm nghĩ của bạn về bài viết này: