Bệnh Các Bé Dễ Mắc Phải trong Tháng 11

  4934

"Dự báo bệnh trong tháng 11/2015 có những điểm cần lưu ý: bệnh sốt xuất huyết, bệnh tay chân miệng ở trẻ em tiếp tục ở mức cao. Viêm phổi và viêm tiểu phế quản ổn định hoặc giảm nhẹ".

"Dự báo bệnh trong tháng 11/2015 có những điểm cần lưu ý: bệnh sốt xuất huyết, bệnh tay chân miệng ở trẻ em tiếp tục ở mức cao. Viêm phổi và viêm tiểu phế quản ổn định hoặc giảm nhẹ".

Theo bệnh viện Nhi Đồng 1, trong tháng 9 và tháng 10 vừa qua do thời tiết có nhiều thay đổi nên số trẻ em đến khám và điều trị tăng hơn nhiều so với những tháng trước đó. Dự báo trong tháng 11/2015, trẻ dễ mắc phải các bệnh như: bệnh sốt xuất huyết, bệnh tay chân miệng, bệnh liên quan đến đường hô hấp như viêm phổi và viêm tiểu phế quản. Do đó các bậc phụ huynh cần có những biện pháp chủ động phòng ngừa để đảm bảo an toàn cho sức khỏe bé yêu.

1. Bệnh sốt xuất huyết


Sốt xuất huyết là bệnh do siêu vi trùng Dengue gây ra, đây là 1 bệnh truyền nhiễm cấp tính và lây lan chủ yếu do loại muỗi vằn hút máu từ người mắc bệnh truyền sang người lành.

Bệnh xảy ra quanh năm những cao điểm nhất vào mùa mưa từ tháng 7 đến tháng 11 bởi đó là thời điểm muỗi có môi trường sinh sản và phát triển tốt nhất.

Theo bác sĩ Trần Thị Kim Vân, Nhi Khoa, Bệnh viện Nhi Đồng 2, trẻ em sốt xuất huyết thường có biển hiện sốt cao đột ngột, thường kèm buồn nôn hoặc nôn ói, mệt mỏi, chán ăn, đau đầu, đau cơ, đau 2 hốc mắt. Từ ngày thứ 3 của bệnh có thể xuất hiện các chấm xuất huyết ở da và niêm mạc, như chảy máu răng, máu mũi, ói máu hoặc đi cầu phân đen. Biến chứng của bệnh thường xảy ra vào ngày thứ 3 đến ngày thứ 6 của bệnh, thường là sốc, nặng hơn có thể gây xuất huyết nặng, tổn thương các cơ quan dẫn đến tử vong.

Để tránh trẻ mắc phải bệnh, mẹ nên có cách phòng tránh sớm như xử lý những nơi ứ đọng nước trong nhà và vùng xung quanh, diệt muỗi. Đặc biệt cho trẻ ngủ mùng kể cả ban ngày nhằm giảm nguy cơ trẻ bị muỗi sốt xuất huyết đốt và gây bệnh.

2. Bệnh tay chân miệng


Bệnh tay chân miệng do vi trùng đường ruột Ente’virus (E71) và Coxcakieruses gây nên, thường xuất hiện ở trẻ nhỏ đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi.

Bác sĩ Đinh Thị Cẩm Nhung, khoa Nhiễm, bệnh viện Nhi Đồng 2 cho biết: ‘Bệnh tay chân miệng thường lây lan qua đường phân, miệng, tiếp xúc trực tiếp với trẻ bị tay chân miệng hoặc tiếp xúc gián tiếp qua vật có nhiễm virus : đồ chơi, sàn nhà, vật dụng ăn uống’.

Một số triệu chứng ban đầu thường gặp như sốt nhẹ, than đau họng, đau miệng, chảy nước miếng và biếng ăn hơn bình thường.

Trẻ có thể bỏ bú do trong họng có những vết loét khiến trẻ đau, trên người xuất hiện ngày càng nhiều những vết phát ban dạng phỏng nước, hoặc vết nổi cộm trên da ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu gối, mông trẻ. Nếu không đưa trẻ đến bệnh viện kịp thời bệnh có thể trở nặng dẫn đến tử vong.

Vậy nên các bận cha mẹ cần có các biện phát phát hiện và can thiệp sớm. Đặc biệt khuyến khích các bậc phụ huynh áp dụng phương pháp phòng ngừa chủ động bằng cách giữ vệ sinh tay, thân thể và đồ chơi cho trẻ, hạn chế tối đa việc trẻ ngậm các đồ chơi không đảm bảo vệ sinh nhằm tránh lây lan bệnh tay chân miệng.

3. Bệnh liên quan đến đường hô hấp


Bệnh viêm nhiễm đường hô hấp là nhóm bệnh thường gặp nhất ở trẻ nhỏ đặc biệt vào thời điểm giao mùa. Một số bệnh dễ mắc phải như viêm phế quản, biến chứng viêm phổi, viêm họng cấp tính, cảm cúm.

Theo bác sĩ Đặng Thị Kim Huyên, Phó Phòng khám bệnh – Bệnh viện Nhi Đồng 2 trẻ em hay mắc bệnh đường hô hấp là do đường hô hấp chưa phát triển đầy đủ (đường thở nhỏ, ngắn) nên dễ mắc bệnh nhiễm khuẩn và dễ tắc nghẹt, ngoài ra hệ miễn dịch của trẻ cũng chưa vững mạnh khiến vi khuẩn dễ xâm nhập và gây bệnh.

Một số dấu hiệu bệnh lý đường hô hấp như ho, khò khè, nghẹt mũi, sổ mũi, khó thở, thở nhanh, đau ngực, mệt… có đôi khi kèm sốt hoặc vài dấu hiệu ngoài đường hô hấp như nhức đầu, nôn ói, bỏ bú…

Vậy nên trước khi các bé không may mắc phải, các mẹ có những biện pháp phòng ngừa. Theo bác sĩ Bùi Nguyễn Đoàn Thư – khoa Hô Hấp, bệnh viện Nhi Đồng 2, để phòng ngừa bệnh viêm đường hô hấp cho trẻ, ta cần chú ý tránh cho trẻ bị nhiễm lạnh nhưng cũng không nên ủ ấm trẻ thái quá vì trẻ đổ nhiều mồ hôi cũng dễ bị nhiễm lạnh.

Hướng dẫn trẻ thường xuyên rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Tránh để trẻ tiếp xúc với các yếu tố ô nhiễm môi trường như khói bụi, khói thuốc lá… Tránh để trẻ tiếp xúc với các trẻ bị viêm đường hô hấp khác.

Nước ta có khí hậu nóng ẩm nên nhiều gia đình thường cho trẻ ngủ phòng máy lạnh. Nhiệt độ thích hợp cho máy lạnh thường là 27-28 độ C và máy lạnh không nên chĩa thẳng vào nơi trẻ ngủ.

+ Xem thêm:

CẨN TRỌNG VỚI BỆNH VIÊM MÀNG NÃO Ở TRẺ

PHÂN BIỆT TAY CHÂN MIỆNG VỚI SỐT PHÁT BAN DO VIRUT


Nguồn bài viết: suckhoedoisong.vn
Chia sẻ cảm nghĩ của bạn về bài viết này: