Xì hơi là một trong những hiện tượng sinh lý và cần thiết để cơ thể đào thải các khí dư thừa trong cơ thể. Tuy nhiên, việc trẻ xì hơi quá nhiều lần trong ngày so với bình thường thì có thể trẻ đang gặp một số rắc rối về sức khỏe đó mẹ.
1. Xì hơi là gì?
Trẻ xì hơi nhiều có thể đang gặp vấn đề nào đó về sức khỏe
Trong cơ thể con người sẽ có nhiều khí thải trong đường ruột và việc cơ thể xì hơi sẽ giúp đào thải khí thải ra khỏi đường ruột, thông qua hậu môn. Nguyên nhân do thức ăn trong dạ dày chưa tiêu hóa hết, thức ăn thừa này xuống đại tràng sẽ được vi khuẩn phân hủy, bài tiết khí và khí thải đó chính là hiện tượng xì hơi mà trẻ hay người lớn thường gặp phải.
2. Xì hơi thế nào là bình thường và bất thường?
Theo lý giải của các chuyên gia Đông y Trung Quốc, bình quân mỗi ngày mỗi người chỉ nên xì hơi không quá 10 lần. Số lượng này biểu thị cho một sức khỏe dồi dào. Tuy nhiên, nếu mẹ thấy trẻ xì hơi nhiều hơn 10 lần, xì hơi phát ra tiếng động rất mạnh bất thường thì có thể trẻ đang gặp bất thường về sức khỏe.
3. Xì hơi bất thường báo hiệu bệnh lý gì?
Xì hơi bất thường báo hiệu bệnh lý về đường ruột
Về bản chất xì hơi không phải bệnh, tuy nhiên nếu trẻ xì hơi quá nhiều lần trong ngày một cách bất thường thì có thể là biểu hiện một số bệnh lý dưới đây:
- Bệnh đường ruột: Có thể trẻ đang bị bệnh về đường ruột như viêm ruột, rối loạn tiêu hóa, rối loạn nhu động ruột, hội chứng kích thích ruột. Mẹ hãy để ý xem trẻ khi xì hơi có kèm theo dấu hiệu như đau bụng, tiêu chảy, đại tiện ra máu không vì có thể đó là bệnh lý viêm ruột già.
- Rò rỉ hậu môn: Khi bị rò lỗ hậu môn trẻ sẽ xì hơi nhiều lần hơn trong ngày và nếu không điều trị kịp thời sẽ khiến nứt kẽ hậu môn, trĩ và gây khó chịu cho trẻ.
- Trẻ bị dạ dày: Dấu hiệu xì hơi bất thường cũng có thể là dấu hiệu của bệnh lý dạ dày ở trẻ nhỏ. Trường hợp này sẽ đi kèm với ợ nóng, tiêu chảy. Do đó mẹ hãy theo dõi thêm các triệu chứng khác đi kèm của trẻ.
- Ung thư đại tràng: Nghe có vẻ khó xảy ra ở trẻ nhỏ nhưng mẹ đừng chủ quan. Nguyên nhân có thể do việc dung nạp quá nhiều dinh dưỡng và dạ dày, đường ruột không thể tiêu hóa và hấp thu được. Khi chất dư thừa đến đại tràng sẽ bị lên men tăng thêm các amin khiến mùi khí phát ra nồng nặc và có nguy cơ dẫn đến ung thư đại tràng.
+ Xem thêm:
Phân Biệt Men Vi Sinh Và Men Tiêu Hoá Để Bảo Vệ Đường Ruột Của Bé
Lạm Dụng Men Tiêu Hoá Mẹ Hại Con