BÉ HAY TRÀO NGƯỢC VÀ NÔN TRỚ RẤT NGUY HIỂM MẸ TUYỆT ĐỐI LƯU Ý NHÉ

  44217

Nôn trớ là một trong những vấn đề bình thường và xảy ra ở hầu hết trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, nếu để trẻ nôn trớ thường xuyên sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của con.

Nôn trớ là một trong những vấn đề bình thường và xảy ra ở hầu hết trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, nếu để trẻ nôn trớ thường xuyên sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của con.

1. Vì sao trẻ nôn trớ?


Nôn trớ là một trong những phản xạ tự động của cơ thể nhằm chống lại nguy cơ hóc - nghẹn đặc biệt khi bé bước vào thời kỳ ăn dặm, nôn trớ đôi khi còn tốt cho bé và là phản xạ tự nhiên. Trong đó, nguyên nhân được biết đến nhiều khiến trẻ bị nôn trớ là mẹ ép trẻ uống sữa hoặc ăn quá nhiều.

Đặc biệt với trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi, nếu ép trẻ uống sữa nhiều trẻ có nguy cơ nôn trớ nhiều, thường xuyên. Ngoài ra, trẻ bị rối loạn tiêu hóa, khóc quá nhiều cũng gây kích thích cổ họng và gây ra phản xạ nôn trớ. Hoặc do thực quản trẻ sơ sinh quá ngắn, nếu ăn nhanh trẻ sẽ nuốt thêm không khí và gây ra hiện tượng nôn trớ.

Với những trẻ lớn hơn, trẻ thích cho tay vào miệng để khám phá và gây nôn trớ. Số khác có thể bị mẹ ép ăn nhiều nên dạ dày không chịu được và gây hiện tượng trào ngược dạ dày dẫn tới nôn trớ. 

Trẻ cũng có thể bị mắc một số bệnh như táo bón, các bệnh truyền nhiễm, phản ứng với thuốc, xuất huyết dạ dày...

2. Tác hại nguy hiểm khi trẻ nôn trớ nhiều lần

Trên thực tế, nếu bé bị nôn trớ một vài lần thì không đáng lo nhưng nếu bé bị nôn trớ nhiều lần thì mẹ cần phải hết sức lưu ý. Vì điều này giống như bệnh lý, nếu không được điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng nặng nề tới sự phát triển của trẻ.

Trong đó, nôn trớ thường xuyên liên tục có thể dẫn tới:

- Rối loạn tiêu hóa: Nôn trớ nhiều khiến hệ tiêu hóa của trẻ cũng bị ảnh hưởng và rối loạn gây đau bụng, chướng bụng, đi ỉa. 

- Viêm dạ dày: Khi thức ăn vào dạ dày nhưng chưa kịp tiêu hóa lại trào ngược lên trên và khiến trẻ nôn ói, nhiều lần như vậy sẽ khiến dạ dày bị tổn thương, viêm thậm chí xuất huyết dạ dày.

- Biếng ăn, sợ ăn do nôn trớ quá nhiều lần. Mỗi lần nôn trớ xong bé thường khóc, cảm giác sợ hãi, mùi vị thức ăn khó chịu và dĩ nhiên sẽ khiến bé không mặn mà tới việc ăn uống.

- Suy dinh dưỡng, chậm lớn là tác hại dễ nhìn thấy nhất nếu bé nôn trớ quá nhiều thường xuyên. Rối loạn tiêu hóa, viêm dạ dày dẫn tới việc hấp thu dinh dưỡng bị hạn chế và khiến bé ngày càng còi cọc so với bạn bè cùng trang lứa.

3. Cách khắc phục tình trạng nôn trớ ở trẻ

Nếu nhận thấy bé nôn trớ nhiều lần trong ngày, nôn trớ thường xuyên, mẹ cần phải xem lại cách cho trẻ ăn và thực phẩm trẻ ăn. Nếu mọi thứ đều ổn nhưng bé vẫn nôn trớ thì hãy đưa bé đi khám bác sĩ ngay vì có thể bé đang mắc các bệnh về hẹp môn vị, viêm dạ dày...

Còn nếu bé không có bệnh lý gì thì mẹ cần phải lưu ý:

- Đối với trẻ sơ sinh, nên cho bú sữa nhiều lần trong ngày, mỗi lần một ít không nên ép bé bú nhiều một lúc.

- Khi trẻ bú xong cần bế trẻ trên vai hoặc đùi, vỗ nhẹ phần lưng để trẻ ợ hơi dễ dàng. Sau 20 phút mới cho trẻ nằm xuống để tránh tình trạng nôn trớ tái diễn.

- Đối với trẻ ăn dặm, tùy theo độ tuổi của trẻ mà cho ăn thức ăn có độ nhuyễn, thô hợp lý. Vì nếu trẻ chưa ăn thô được nhiều, mẹ cho ăn có thể khiến con bị nghẹn hóc và nôn ói.

- Khi bé khóc tuyệt đối không cho bé ăn hoặc uống nhiều sữa vì có thể khiến bé nuốt nhiều không khí, căng dạ dày và dễ nôn ói.

- Không đùa giỡn, nâng lên hạ xuống khi bé mới ăn.

+ Xem thêm:

TRẺ HAY BỊ NÔN TRỚ , TRÀO NGƯỢC MẸ PHẢI LÀM SAO

CÁC CÁCH GIÚP CON GIẢM NÔN TRỚ SỮA


Nguồn bài viết: SƯU TẦM
Chia sẻ cảm nghĩ của bạn về bài viết này: