Bé Hay Đổ Lỗi Cho Người Khác Mẹ Phải Làm Sao

  3806

Bé Hay Đổ Lỗi Cho Người Khác là một biểu hiện rất xấu. Vì vậy, ngay từ nhỏ, mẹ hãy dạy bé cách tự nhận lỗi là sửa chữa mỗi khi làm sai nhé!

Bé còn nhỏ nên làm sai hay nghịch ngợm là chuyện bình thường. Nhưng bé quấy phá mà “đổ thừa” cho người khác, không bao giờ chịu nhận sai là một biểu hiện rất xấu. Bởi gieo hành động, gặt thói quen, gieo thói quen, gặt tính cách, gieo tính cách, gặt số phận. Khi lớn lên với tính không bao giờ nhận sai này, bé sẽ thế nào? Vì vậy, ngay từ nhỏ, mẹ hãy dạy bé cách tự nhận lỗi là sửa chữa mỗi khi làm sai nhé!


“Con trai tôi có một ưu điểm là mặc dù còn nhỏ nhưng rất gọn gàng, ngăn nắp. Đặc biệt bé rất kỹ lưỡng vấn đề vệ sinh (vì từ lúc bé mấy tháng tôi đã dạy bé phải luôn vệ sinh tay chân khi cầm nắm đồ dơ và trước khi ăn, ngủ). Tuy nhiên, có một nhược điểm là bé hay đỗ lỗi cho người khác mỗi khi làm sai. Điều này làm tôi suy nghĩ nhiều lắm. Nếu cứ giữ thói quen tính cách như vậy, tôi lo lắng khi lớn lên bé sẽ không tự chịu trách nhiệm về những gì mình làm."

Sở dĩ bé có kiểu đổ thừa, không nhận lỗi, tôi nghĩ là do trước đây khi trông bé, mỗi lần bé té, hay cái gì làm bé đau là người lớn lại hô “Đánh cái bàn này, hư này, làm cho em té này….hay để đánh cái cửa nhé, làm cho em u đầu này…” mà lại không giúp bé nhận ra đâu mới là lỗi thật sự chứ cái bàn cái ghế làm sao mà làm bé té nếu bé không cẩn thận. Sau này, lớn thêm chút, mỗi lần làm bể cái gì, sợ bị la nên ai hỏi là bé chối ngay. Thật sự, lúc đó tôi cũng không biết làm sao để chấm dứt tình trạng này? Tôi có giải thích với bé nói dối, chối tội là không tốt nhưng chẳng tác dụng gì. Tuy nhiên, sau khi tham gia Khóa học online về nuôi dạy con của cô Ái Liên, tôi đã biết cách làm cho bé tự nhận lỗi về mình khi làm sai.


Một lần bé phụ tôi rửa chén. Tôi rửa nước xà bông còn bé rửa nước sạch. Hai mẹ con đang rửa chén vui vẻ thì “Xoảng!”, bé vừa cười vừa đùa nghịch nên đã vô ý để một chiếc chén sứ rơi xuống nền nhà, vỡ tan. Lúc đó, bé cúi gầm mặt, hẳn là đang chuẩn bị tinh thần bị tôi mắng. Thật sự ngay khi vừa thấy chén vỡ, tôi theo thói quen lập tức định xẵng giọng mắng con tội bất cẩn. Nhưng, nhớ lại những gì cô Liên dạy trong khóa học Kỷ luật không nước mắt, tôi lấy lại bình tĩnh. Tôi im lặng, ngồi xuống thu dọn mấy mảnh vỡ. Bé ngạc nhiên quá đỗi vì không nghe mẹ la. Ngẩn người một lúc, bé cũng ngồi xuống định phụ tôi, nhưng tôi đã ngăn bé lại và nhẹ nhàng nói: 

- Để mẹ dọn cho, đứt tay con đấy! Con biết phụ mẹ rửa chén là mẹ rất vui rồi, đó mới là điều quan trọng. Việc bể chén này đâu phải con muốn đâu, chẳng qua là con chưa cẩn thận thôi. Lần sau con trai cẩn thận là được mà, đúng không?

Nghe vậy, tự nhiên mặt bé giãn ra, nở nụ cười và ríu rít trở lại. Lúc đó, ba bé hỏi: “Ai mới làm bể chén vậy con?”. Bé trả lời một cách mạnh dạn : “Dạ, con làm”. Tôi nghe mà không tin vào tai mình. Bé đã tự nhận lỗi rồi. Bây giờ mà có bể thêm 10 cái chén nữa thì tôi cũng vui. Tôi nhận ra ai cũng thích khen – kể cả trẻ nhỏ - lời khen, lời công nhận công lao đúng lúc sẽ tăng niềm vui gấp bội lần cho người được khen và vì vậy người ta sẽ tự nguyện nhận lỗi mà không cảm thấy khó chịu hay sợ hãi chối biến.” 

+ Xem thêm:

12 CÁCH NGƯỜI NHẬT DẠY CON

DẠY CON THÔNG MINH NHƯ NGƯỜI NHẬT


Nguồn bài viết: webtretho
Chia sẻ cảm nghĩ của bạn về bài viết này: