Viêm phế quản cấp là một trong những bệnh hô hấp phổ biến ở trẻ nhỏ, đặc biệt khi thời tiết thay đổi. Bệnh có thể điều trị dứt điểm không cần sử dụng kháng sinh nếu mẹ hiểu đúng về bệnh và điều trị kịp thời.
1. Viêm phế quản cấp là gì?
Trẻ bị viêm phế quản cấp
Để hiểu rõ hơn về bệnh, cha mẹ cần phải hiểu viêm phế quản cấp là bệnh gì? Theo các bác sĩ, viêm phế quản là chứng viêm tại lớp lót của các ống dẫn không khí vào phổi. Bệnh thường xảy ra vào mùa đông miền Bắc, mùa mưa miền Nam, thời tiết thay đổi, ẩm ướt nên trẻ dễ bị tấn công bởi virus. Loại virus này khá gần giống với virus cảm cúm nên nhiều cha mẹ vẫn nhiều nhầm con bị cảm cúm dẫn tới việc mua thuốc không đúng bệnh và tình trạng bệnh ngày càng nặng hơn.
Trước khi bị viêm phế quản cấp, trẻ thường viêm mũi họng trong thời gian dài, không dứt, vì vậy virus tiếp tục tấn công xuống họng, phế quản và gây ra viêm.
2. Những dấu hiệu viêm phế quản cấp
- Trẻ sốt dưới 38.5 độ và sốt liên tục, không giảm.
- Một số trẻ sẽ có biểu hiện rét run.
- Ho, ngạt thở, chảy nước mũi, đờm trong họng.
- Trẻ ăn kém, ngủ không ngon giấc.
- Trẻ thở khò khè, mẹ sờ vào phần ngực hoặc lưng sẽ cảm thấy trẻ khò khè rất rõ. Hơi thở có mùi hôi.
- Trẻ đau ngực.
3. Cách điều trị bệnh dứt điểm không cần dùng kháng sinh
Bệnh có thể khỏi mà không cần dùng kháng sinh
Viêm phế quản có hai loại là viêm phế quản mãn - cấp. Thường trẻ nhỏ sẽ bị viêm phế quản cấp do virus tấn công. Khi bị virus tấn công thì không thể chữa bằng kháng sinh. Tuy nhiên, rất ít mẹ hiểu điều này và thường nhanh chóng ra hiệu thuốc mua kháng sinh để điều trị cho trẻ.
Theo các bác sĩ, cách tốt nhất để điều trị viêm phế quản cấp, cha mẹ nên:
- Đối với trẻ còn bú mẹ nên cho bú càng nhiều càng tốt.
- Cho trẻ uống nhiều nước, có thể là nước trắng, nước cam...
- Có thể cho trẻ uống siro ho để long đờm hoặc sử dụng các thảo dược từ thiên nhiên như quất, đường phèn, mật ong, tỏi... Khi thấy con có dấu hiệu ho, mẹ ngay lập tức cho trẻ uống để kiềm cơn ho và tiêu diệt virus. Trẻ ho càng ít thì bệnh càng mau khỏi vì cổ họng sẽ hạn chế được sưng tấy, nóng rát.
- Khi cho trẻ ăn cần lưu ý cho trẻ ăn ít, thức ăn lỏng, khi ăn xong vuốt nhẹ cho thức ăn xuống dạ dày. Thực phẩm đa dạng, không kiêng bất kỳ thực phẩm gì để tăng sức để kháng cho con. Thông thường, trẻ nhỏ ăn khi ho rất dễ nôn trớ do thực quản ngắn, chưa kể ho rất dễ kích thích cổ họng gây nôn. Vì vậy, việc vuốt lưng, giúp trẻ ợ hơi lúc này rất quan trọng.
- Khi trẻ ngủ, cho trẻ nằm gối cao đầu để tránh con bị ngạt mũi. Ban ngày, mẹ có thể rửa mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý nếu nghẹt nhiều và nhiều (rửa từ 1 - 2 lần/ngày), mẹ cũng có thể dùng máy hút mũi hoặc ra trạm ý tế/ bệnh viện để bác sĩ hút mũi. Khi trẻ bị ngạt mũi, mẹ càng phải cho trẻ bú nhiều (với trẻ đang bú mẹ) hoặc uống nhiều nước để làm loãng dịch mũi giúp thông mũi dễ dàng.
- Cần phải kiên trì điều trị vì bệnh có thể kéo dài trên 7 ngày.
Ngoài ra, các mẹ cần lưu ý, để biết con bị viêm phế quản cấp do virus, vi trùng hay do kháng kháng sinh cần phải có sự kiểm tra của bác sĩ nhờ vậy sẽ có hướng điều trị tốt nhất.
4. Khi nào cho trẻ đi bệnh viện?
Mặc dù viêm phế quản cấp có thể tự điều trị ở nhà và không cần sử dụng bất kỳ thuốc kháng sinh nào. Tuy nhiên, với một số trường hợp dưới đây, cha mẹ cần phải cho con đi khám và điều trị theo phác đồ của bác sĩ:
- Trẻ có dấu hiệu viêm phế quản sang viêm phổi.
- Sốt cao trên 38.5 độ.
- Ăn kém, biếng ăn.
- Có dấu hiệu ói nhiều khi ăn.
- Ngủ li bì.
+ Xem thêm:
Viêm Phế Quản Dễ Gây Biến Chứng Nguy Hiểm Nếu Không Điều Trị Kịp Thời
Hãy Phòng Ngừa Viêm Phổi Cho Bé Bằng Vacxin Phế Cầu
Dấu Hiệu Bé Bị Viêm Phổi Mùa Nắng Nóng