Bé Bị Tăng Động Giảm Chú Ý Bố Mẹ Cần Quan Tâm

  6162

Tăng động giảm chú ý ở trẻ khác với hiếu động mà nguyên nhân thường do các yếu tố sinh học như di truyền hoặc do thiếu sự quan tâm của cha mẹ mà nên.

Tăng động giảm chú ý ở trẻ khác với hiếu động mà nguyên nhân thường do các yếu tố sinh học như di truyền hoặc do thiếu sự quan tâm của cha mẹ mà nên.

Trao đổi trên Petrotimes, bác sĩ Quách Thúy Minh, Trưởng khoa Tâm bệnh, Bệnh viện Nhi Trung ương cho hay rất nhiều bậc phụ huynh thường nhầm lẫn giữa tình trạng trẻ bị rối loạn tăng động giảm chú ý và sự hiếu động hàng ngày của trẻ. Điều này cũng dễ hiểu bởi 2 yếu tố này về biểu hiện giống nhau nhưng bản chất lại khác nhau nếu không thực sự chú ý quan tâm sát sao đến trẻ thì khó để có thể phát hiện và phân biệt.

Đối với trẻ hiếu động thì có nghĩa là trẻ khỏe mạnh về thể chất và các kỹ năng vận động phát triển bình thường nhưng đối với trẻ tăng động giảm chú ý thì hành động của bé chỉ theo ý thích của cá nhân mà không hề quan tâm tới môi trường xung quanh. Điều này dễ dẫn tới hậu quả là trẻ sẽ có thói quen tiếp thu thông tin lệch lạc đồng thời gây khó khăn cho trẻ trong việc diễn đạt về ngôn ngữ.

Các triệu chứng nhận biết trẻ mắc bệnh tăng động giảm chú ý

Trẻ thường bị xáo trộn tình cảm

Vnexpress dẫn tin theo Healthline cho hay, trẻ tăng động giảm chú ý khó có khả năng kiềm chế cảm xúc tốt hoặc xấu. Trẻ có thể nổi cơn giận giữ ngay cả những khi không đáng để tức giận.

Trẻ luôn có tâm trạng bồn chồn, không yên

Trẻ mắc bệnh này thường có biểu hiện như “không thể ngồi yên một chỗ” được. Trẻ luôn cố chạy xung quanh hoặc khi bị bắt ngồi im thì chúng luôn cố gắng ngọ ngậy, vặn vẹo như đang rất khó chịu. 

Trẻ không có khả năng nhận biết nhu cầu và mong muốn của người khác

Trẻ thường cắt ngang lời nói của người khác khi họ đang nói chuyện và khi nói chuyện thì không thể chờ đợi đến lượt mình trong các hoạt động tập thể.

Trẻ mắc chứng tăng động giảm chú ý khó hoàn thành nhiệm vụ

Trẻ bị tăng động giảm chú ý khó có thể hoàn thành nhiệm vụ được giao bởi chúng thường có hứng thú với rất nhiều thứ nhưng không thể theo những thứ đó tới cùng. Chúng thường bỏ dở những nhiệm vụ của mình khi thấy một điều khác hay ho hơn. 

Cũng chính những điều này là biểu hiện của việc thiếu tập trung. Trẻ có thể chăm chú lắng nghe lời bạn nói nhưng khi được nhắc lại thì trẻ lại không thể nhớ được bạn đã nói gì. 

Một điều các bậc phụ huynh nên nhớ là trẻ bị tăng động giảm chú ý không hề kém thông minh so với những trẻ bình thường khác. Chỉ có điều chính sự thiếu tập trung dẫn tới việc trẻ luôn lơ đễnh trong việc lắng nghe lời người khác nói từ đó khó khăn trong việc thực hiện một kế hoạch gì đó. 

Trẻ mắc chứng tăng động giảm chú ý luôn trong tình trạng mơ màng

Một số trường hợp trẻ mắc chứng tăng động giảm chú ý lại không ồn ào, hiếu động như những biểu hiện trên mà lại khá là lặng lẽ, thườnG thích yên tĩnh và không thích tham gia những hoạt động ồn ào. Trẻ thường có xu hướng lơ đãng, lặng lẽ quan sát ngoài trời và mơ màng về điều gì đó mà không chú ý tới những gì diễn ra quanh mình.

+ Xem thêm:

BÉ BỊ TỰ KỶ TĂNG ĐỘNG PHẦN LỚN LÀ LỖI DO MẸ


Nguồn bài viết: giadinh
Chia sẻ cảm nghĩ của bạn về bài viết này: