Tuy không gây nguy hiểm, nhưng lẹo mắt có thể gây kích ứng, khiến mắt sưng mủ và làm bé cảm thấy khó chịu. Với những trường hợp nghiêm trọng, nếu không được điều trị kịp thời, lẹo mắt có thể dẫn đến nhiễm trùng mắt nghiêm trọng
Lẹo mắt xuất hiện khi vi khuẩn chẳng hạn như Staphylococcus aureusinfect làm tổ tại một trong các tuyến dầu nhỏ ở chân lông mi. Tình trạng nhiễm trùng này sẽ làm cho vùng mí mắt bị đau, đỏ, sưng mủ hay phồng nước. Khi nhìn kỹ, mẹ sẽ thấy chỗ sưng có thể rỉ dịch màu vàng hay trắng và mí mắt trông có vẻ dầy lên.
Chữa lẹo mắt cho bé như thế nào?
Với đa số các trường hợp lẹo mắt, chỗ sưng sẽ tự “vỡ” và chảy nước sau vài ngày. Tuy nhiên, nếu muốn con nhanh chóng hồi phục, mẹ có thể thử “phương thuốc” sau:
– Làm ẩm khăn hoặc một miếng gạc sạch bằng nước ấm rồi đặt lên vùng mắt bị tổn thương.Bé có thể bày tỏ một chút “kháng cự” như quay qua quay lại, khóc lóc… nhưng mẹ hãy cố giữ trong vòng 10-15 phút mỗi lần chườm, và lặp lại 3-4 lần mỗi ngày. Nhiệt độ của khăn chườm sẽ giúp cho mủ rút nhanh về phía trước, nhờ đó việc bể và chảy mủ sẽ nhanh hơn.
Nếu nhận thấy việc này sẽ làm con không thoải mái, mẹ có thể tranh thủ chườm nóng khi bé đang buồn ngủ, hoặc đánh lạc hướng bằng cách kể chuyện, nghe nhạc…
– Tuyệt đối không được bóp, nặn mủ. Điều này chỉ làm mọi chuyện trở nên tồi tệ hơn, và nguy cơ mắt bé nhiễm trùng cũng cao hơn. Với các bé lớn, mẹ nên dặn con không được lấy tay đụng vào chỗ sưng.
– Khi chỗ sưng bưng mủ, mẹ nên dùng một miếng vải hoặc bông gòn sạch, nhúng nước ấm lau mắt cho bé. Tránh để mủ lây sang chỗ khác. Thông thường, mắt của bé sẽ hết sưng trong vòng một tuần.
Chữa lẹo mắt cho bé: Ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm
– Nếu bé chỉ bị lẹo ở một bên mắt, mẹ không được dùng chung khăn để lau mắt cho bé vì vi khuẩn có thể lây từ mắt này qua mắt kia. Thậm chí, vi khuẩn có thể truyền sang mắt của những thành viên khác trong gia đình, nếu bé sử dụng chung khăn mặt, khăn tắm.
– Tay là phần tiếp xúc với nhiều vi khuẩn nhất, đặc biệt nếu bé có lỡ dụi mắt. Rửa tay cho bébằng xà phòng diệt khuẩn mỗi khi đi đâu về, sau mỗi lần đi vệ sinh, và hạn chế không cho bé đụng tay vào mắt.
– Khi bé bị lẹo mắt, mẹ không cần cho bé nghỉ học. Tuy nhiên, cần vệ sinh mắt bé sạch sẽ trước khi đi học và sau khi về nhà. Mẹ có thể nhờ cô giáo giúp bé vệ sinh mắt khi đi học, và nhắc cô cách ly vật dụng của bé để tránh lây lan cho các bạn. Đồng thời, nhắc bé thường xuyên rửa tay sạch khi ở trường.
Bé bị lẹo mắt: Khi nào cần lo?
– Những trường hợp lẹo mắt xảy ra với những bé dưới 3 tháng tuổi đều cần sự chăm sóc của bác sĩ.
– Với những bé 4 tháng tuổi, mẹ nên cho bé đi khám nếu toàn bộ mí mắt bị đỏ và sưng to hay một phần mí mắt, đầu hoặc đuôi. Đây là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ chuyển sang bệnh viêm tế bào quanh hốc mắt. Lẹo mắt là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng này.
Ngoài ra, mẹ cũng nên cho bé đi bác sĩ nếu lẹo mắt của bé không bưng mủ sau 1 tuần chườm nóng hay mí mắt bé có nhiều hơn 1 mụn mủ hoặc xuất hiện thêm một mụn mủ mới ngay khi vừa khỏi.
Bác sĩ có thể kê đơn cho bé sử dụng các loại thuốc bôi kháng khuẩn để vệ sinh mắt. Một số ít trường hợp sẽ được cho uống kháng sinh. Những trường hợp nhiễm trùng nặng hiếm gặp, bé sẽ được chuyển sang bác sĩ chuyên khoa để được lấy hết mủ ra.
Tránh lẹo mắt cho bé, mẹ cần lưu ý gì?
So với người lớn, nguy cơ bé bị lẹo mắt cao hơn rất nhiều, trong đó, một số bé lại thường nhạy cảm với bệnh này hơn những bé khác. Tuy nhiên, vẫn chưa có biện pháp nào giúp con phòng chống 100%.
Khi bé bị lẹo mắt, mẹ nên cố gắng hạn chế vệ sinh mí mắt cho bé mỗi ngày bằng dầu gội không cay mắt dành cho em bé hay xà phòng chà mắt chuyên dụng có bán ở các tiệm thuốc..
+ Xem thêm: