Bé Bị Chảy Máu Cam Có Nguy Hiểm Không

  4047

Không ít cha mẹ cảm thấy lo lắng, bối rối khi con bị chảy máu từ hốc mũi. Vậy nguyên nhân vì đâu mà con bị chảy máu cam và cha mẹ phải làm gì khi con rơi vào trường hợp này?

Không ít cha mẹ cảm thấy lo lắng, bối rối khi con bị chảy máu từ hốc mũi. Vậy nguyên nhân vì đâu mà con bị chảy máu cam và cha mẹ phải làm gì khi con rơi vào trường hợp này?

Hãy cùng tìm hiểu về nguyên nhân và cách xử lý khi trẻ bị chảy máu cam một cách đúng đắn nhất.


Nguyên nhân trẻ bị chảy máu cam

Tổn thương màng mạch: Màng mạch nằm ở vách ngăn mũi và rất dễ bị tổn thương nếu trẻ vô tình đưa các vật nhỏ vào trong mũi hoặc do trẻ va đập nhẹ sẽ khiến máu mũi bị chảy ra ngoài.

Mũi bị khô: Đặc biệt là khi thời tiết giao mùa, độ ẩm trong mũi quá thấp khiến chúng bị khô và dễ tổn thương, dẫn đến làm mũi của trẻ bị chảy máu. Hoặc hai bên mũi có vách ngăn bị lệch, cản không khí đi vào mũi cũng làm mũi khô và khiến bé bị chảy máu mũi.

Viêm mũi mãn tính khiến các hệ thống mạch máu không được lưu thông bình thường cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị chảy máu mũi.

Do các loại u: Có thể là u máu vách ngăn, u trong hố mũi, u xơ vòm họng cũng khiến máu mũi trẻ bị chảy.

Ngoài ra, có thể do trẻ mắc phải bệnh không đông máu, xuất huyết, suy tủy hoặc cũng có thể do thời tiết thay đổi đột ngột, lạnh quá hoặc nóng quá…

Bí quyết giúp mẹ xử lý khi trẻ bị chảy máu cam

Khi bắt gặp trẻ bị chảy máu cam, trước hết cha mẹ cần bình tĩnh và thực hiện các bước như sau:

- Để trẻ ngồi thẳng lưng giúp các tĩnh mạch ở mũi hạ huyết áp, tuyệt đối không cho trẻ ngả đầu về phía sau vì có thể dễ làm trẻ bị sặc máu mũi.

- Quan sát trẻ bị chảy mũi ở bên nào, sau đó lau sạch máu mũi.

- Tiến hành cầm máu cho trẻ bằng cách: dùng ngón trỏ đè vào vách ngăn bên mũi bị chảy máu khoảng 5-10 phút, sau khi thấy máu ngừng chảy thì cho trẻ nằm nghỉ ngơi. Cha mẹ lưu ý, tuyệt đối không cho trẻ nuốt máu vào bụng vì có thể gây nguy hiểm cho trẻ. Nếu vô tình máu mũi bị chảy vào cuống học phải cho trẻ nằm nghiêng và yêu cầu trẻ dùng lưỡi đẩy máu ra để theo dõi lượng máu chảy ra nhiều hay ít.

- Không nên cho trẻ ngoáy, xì mũi và cúi đầu về phía trước trong vòng 2 giờ, luôn luôn nhắc trẻ giữ cao đầu.

- Nếu thấy máu vẫn chảy nhiều dù đã cầm máu đúng cách hoặc trẻ có biểu hiện hoa mắt, chóng mặt, sốt, tim đập nhanh… cha mẹ ngay lập tức đưa trẻ đến bệnh viện để kiểm tra và được các bác sĩ xử lý kịp thời.

Cách phòng ngừa chảy máu cam ở trẻ

Để hạn chế tình trạng chảy máu cam ở trẻ, cha mẹ lưu ý:

- Luôn luôn giữ vệ sinh thật tốt cho trẻ, đặc biệt phần hốc mũi.

- Không cho trẻ tiếp xúc với những vật nhỏ có thể lọt vào mũi, miệng của trẻ, vật có khả năng gây tổn hại tới cơ thể trẻ.

- Có chế độ dinh dưỡng phù hợp với lứa tuổi của trẻ.

+ Xem thêm:

BỆNH VIÊM TAI GIỮA Ở TRẺ

TRỊ SỔ MŨI BẰNG NƯỚC TỎI CÓ THỂ GÂY HẠI CON


Nguồn bài viết: yeutre
Chia sẻ cảm nghĩ của bạn về bài viết này: