Bé Ăn Nhiều Nhưng Vẫn Còi Mẹ Phải Làm Sao

  11376

Nếu cha mẹ nhận thấy trẻ có dấu hiệu kém hấp thu dinh dưỡng cần thay đổi ngay chế độ ăn uống hiện tại ở trẻ như:

Trẻ ăn nhiều nhưng không lên cân là lo lắng của rất nhiều bậc cha mẹ. Nguyên nhân do con không hấp thu được dinh dưỡng khiến con vẫn còi cọc dù mẹ cố "nhét" rất nhiều thực phẩm vào cơ thể con.

Vậy làm thế nào khi con không hấp thu dinh dưỡng?


1. Nguyên nhân trẻ không hấp thu dinh dưỡng

Không hấp thu dinh dưỡng là tình trạng diễn ra khá phổ biến ở trẻ em từ 0 - 3 tuổi, đặc biệt khi trẻ bước vào độ tuổi ăn dặm từ 6 - 12 tháng tuổi. Một trong những nguyên nhân phổ biến là:

- Trẻ bị tổn thương ruột non dẫn tới việc tiêu hóa và vận chuyển chất dinh dưỡng kém đi, vì vậy cơ thể không thể hấp thu dinh dưỡng từ thực phẩm được.

- Hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện như men tiêu hóa chưa có đủ ở dạ dày, gan, mật và không thể tiêu hóa hết thức ăn.

- Cha mẹ cho trẻ ăn quá nhiều dẫn tới việc trẻ bị đầy bụng, khó tiêu, tiêu chảy, táo bón và kém hấp thu dinh dưỡng.

2. Dấu hiệu trẻ kém hấp thu dinh dưỡng

- Trẻ ăn nhiều nhưng không thấy lên cân hoặc không tăng chiều cao.

- Trẻ thường xuyên đi phân sống, đi phân nhiều lần trong ngày, tiêu chảy.

- Trẻ ngày càng biếng ăn hay quấy khóc, ngủ ít.

3. Làm thế nào để trẻ hấp thu dinh dưỡng?

Nếu cha mẹ nhận thấy trẻ có dấu hiệu kém hấp thu dinh dưỡng cần thay đổi ngay chế độ ăn uống hiện tại ở trẻ như:

- Cho trẻ ăn đa dạng thực phẩm. Vì nếu trẻ chỉ ăn một số loại thực phẩm phổ biến, cơ thể trẻ sẽ không được cung cấp đầy đủ dưỡng chất. Nguyên nhân, những thức ăn hàng ngày mẹ cho trẻ ăn có thể không cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết cho cơ thể trẻ, do đó, thực phẩm càng đa dạng trẻ càng có cơ hội được hấp thu nhiều dưỡng chất hơn.

- Không ăn theo số lượng, cần xây dựng chế độ ăn uống chất lượng cho trẻ. Thay vì mẹ ép trẻ ăn thật nhiều trong một ngày, mẹ hãy cho trẻ ăn ít những đủ chất dinh dưỡng. Đối với trẻ ăn dặm từ 6 - 10 tháng, mẹ chỉ cần cho trẻ ăn 2 bữa cháo/ngày và uống 400 - 500ml sữa, ăn kèm thêm sữa chua, váng sữa hoặc hoa quả. Trẻ trên 1 tuổi, cần được ăn 3 bữa cháo/cơm/bún/ngày và có thêm 1- 2 bữa phụ trong ngày. 

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, ăn đủ sẽ tốt hơn là ăn nhiều. Ăn đủ giúp nhu động ruột của trẻ hoạt động tốt, không quá tải, không gây ra trường hợp đầy hơi, đau bụng, khó tiêu. Hệ tiêu hóa hoạt động tốt thì trẻ sẽ hấp thụ được dinh dưỡng tốt từ thực phẩm, nhờ vậy, trẻ sẽ sớm lên cân hơn nếu mẹ thường xuyên ép con ăn.

- Bổ sung chất đạm, chất xơ, chất béo hay tinh bột hài hòa. Ví dụ, trẻ 6 tháng tuổi, trong mỗi bữa ăn chỉ cần 1 muỗng canh thịt, 1 muỗng canh rau, 1 muỗng canh dầu ăn là đủ. Cho nhiều quá cũng không tốt tới hệ tiêu hóa non nớt ở trẻ.

+ Xem thêm:

MÁCH MẸ 5 MÓN CHÁO BỔ DƯỠNG CHO BÉ CÒI TĂNG CÂN NHANH

7 NGUYÊN NHÂN KHIẾN BÉ CHẬM TĂNG CÂN MẸ CẦN KHẮC PHỤC


Nguồn bài viết: yeutre
Chia sẻ cảm nghĩ của bạn về bài viết này: