Bản Chiều Cao Cân Nặng Chuẩn Của Bé Từ 0-5 Tuổi Mới Nhất Năm 2017

  126033

Dưới đây là bảng tiêu chuẩn chiều cao cân nặng của trẻ từ 0-5 tuổi mới nhất 2017 . Hãy lưu lại, in ra để tiện theo dõi mẹ nhé nhé:

Theo các chuyên gia về dinh dưỡng và sức khỏe nhi khoa, cân nặng của bé lúc mới sinh không phải là điều quan trọng nhất, mà sự phát triển và mức độ lên cân của bé theo từng giai đoạn tăng trưởng sau này mới là điều đáng quan tâm hơn.

Để bé phát triển khỏe mạnh, nhanh nhẹn, không béo quá cũng không gầy quá cũng là cả 1 vấn đề khiến bậc cha mẹ quan tâm. Có những bé ăn rồi phát phì ra ngược lại nhiều bé không ăn được, hay ăn được cũng không thấy tăng cân. Cùng tìm hiểu về vấn đề này để chăm bé thật tốt:

Với trẻ chậm lớn, không tăng cân gồm 1 số lý do như:

- Ăn chưa đủ, thiếu chất, bú mẹ không đủ, ăn ít bữa, thức ăn của trẻ nghèo dinh dưỡng, ít thức ăn động vật, đậu đỗ, thiếu dầu mỡ không đủ năng lượng cho trẻ hoạt động và phát triển.

- Ăn tốt nhưng chơi quá sức, tiêu hao năng lượng nhiều, cần cho trẻ ăn thêm.

- Trẻ bị mắc một bệnh nào đó nhưng chưa nhận thấy.

Với bé dư thừa cân nặng:

Có nhiều yếu tố dẫn đến thừa cân, trong đó, phổ biến nhất là tình trạng năng lượng khẩu phần vượt quá nhu cầu, nhất là năng lượng do chất béo và bột, đường cung cấp. Ngoài ra, giảm hoạt động thể lực cũng là yếu tố nguy cơ cao của thừa cân. Nếu bé không tham gia thể dục, thể thao, ít đi bộ, đi xe đạp…mà dành nhiều thời gian cho xem vô tuyến, chơi điện tử, cũng làm bé thừa cân. Điều quan trọng là theo dõi tăng trưởng của trẻ ở mọi lứa tuổi qua chỉ số cân nặng, chiều cao. Như vậy, cha mẹ sẽ phát hiện sớm suy dinh dưỡng hoặc thừa cân để xử trí kịp thời.

Cân bằng dinh dưỡng bằng một thực đơn đa dạng cho bé, theo dõi sức khỏe, sức đề kháng, cũng như hệ tiêu hóa của bé có khỏe mạnh để mang lại sự hấp thu đều và tốt nhất.

Từ 6 tháng, bé bắt đầu ăn dặm, bạn phải tập cho bé quen dần với thức ăn đặc, làm quen với thức ăn giống của người lớn. Ở tuổi mẫu giáo, bé cần có một chế độ ăn đa dạng, cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, đáp ứng nhu cầu cơ thể. Chế độ ăn đa dạng là một chế độ ăn trong đó mỗi bữa ăn có đầy đủ các nhóm thực phẩm quan trọng. Chẳng hạn như các bữa ăn hàng ngày cùng với các bữa phụ sẽ đảm bảo được nhu cầu dinh dưỡng cơ bản của cơ thể trong từng giai đoạn, mà không phải áp dụng thêm chế độ ăn đặc biệt nào. Vì vậy, nếu bé nhà bạn ăn 3 bữa 1 ngày và có từ 3 - 4 bữa phụ, với các thực phẩm như hoa quả tươi, rau xanh, ngũ cốc, các thực phẩm chứa tinh bột như bánh mì, cơm, mì, thịt cá, trứng, các loại hạt, đậu đỗ, sữa, sữa chua, phô mai và các chế phẩm khác thì bạn có thể an tâm rằng ngay cả khi bé bỏ một bữa hay thậm chí là bỏ ăn cả ngày thì dinh dưỡng trong cả tuần hay cả tháng vẫn đáp ứng được nhu cầu cửa cơ thể bé.

Khuyến khích bé vận động

Bạn cũng cần tạo điều kiện cho bé chơi, vận động ngoài trời ít nhất 30 phút mỗi ngày. Sẽ chẳng có bé nào đến bữa lại không đói, đến giấc lại không ngủ nếu bé được vận động đầy đủ. Ăn được ngủ được chắc chắn sẽ lên cân đều đặn.

Chăm sóc giấc ngủ cho bé

Hãy tạo cho bé một thói quen tốt như đi ngủ sớm, ngủ đủ giấc, có ngủ trưa vì chính giấc ngủ sẽ giúp cho trẻ nghỉ ngơi lấy lại sức sau khi đã chơi, đùa nghịch cả ngày. Giấc ngủ sẽ đảm bảo cho bé của bạn được khỏe mạnh và cân nặng cũng sẽ được cải thiện hơn.

Làm thế nào để phát hiện trẻ bị suy dinh dưỡng?

Biện pháp đơn giản nhất là cân cho trẻ đều đặn hằng tháng để theo dõi diễn biến cân nặng của trẻ. Nếu trẻ tăng cân đều đặn, đó là dấu hiệu quan trọng của một trẻ khỏe mạnh, phát triển bình thường. Không tăng cân là dấu hiệu báo động về sức khỏe và nuôi dưỡng chưa tốt, cần cho bé đi bác sỹ khám. Xem thêm: Tại sao trẻ biếng ăn, chậm lớn

Dưới đây là bảng tiêu chuẩn chiều cao cân nặng của trẻ từ 0-5 tuổi. Hãy lưu lại, in ra để tiện theo dõi nhé:

 

+ Xem thêm:

MẸ LÀM NHỮNG ĐIỀU SAU SẼ GIÚP BÉ TĂNG CHIỀU CAO TỐI ĐA

BẢNG CHIỀU CAO CÂN NẶNG CỦA BÉ TỪ 1- 18 TUỔI


Nguồn bài viết: sưu tầm
Chia sẻ cảm nghĩ của bạn về bài viết này: