Bà bầu có nên ăn sầu riêng đang là câu hỏi băn khoăn của khá nhiều chị em phụ nữ mang thai. Bài viết này sẽ giải thích những lợi ích và tác hại của sầu riêng với bà bầu.
Hương vị thơm ngon rất riêng của sầu riêng được khá nhiều người lựa chọn. Sầu riêng rất bổ dưỡng vì giàu vitamin B, C và E và hàm lượng sắt cao. Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên phụ nữ có thai nên hạn chế ăn sầu riêng để đảm bảo sức khỏe cho thai nhi.
Nhiều bà bầu truyền tai nhau rằng khi mang thai mà ăn sầu riêng sẽ sinh ra em bé xấu xí, có mồ hôi nặng mùi....Tuy nhiên đây chỉ là truyền miệng và hoàn toàn không có cơ sở. Nhưng sầu riêng là loại quả có nhiều đường và tính nóng. Ăn sầu riêng có thể gây tăng huyết áp và bốc hỏa, đầy hơi, khó tiêu ở bà bầu. Các hạt sầu riêng cũng khá độc hại và được coi là nguyên nhân gây khó thở.
Sầu riêng rất giàu năng lượng, mỗi 100g cung cấp đến 147kcal năng lượng, chiếm khoảng 7% lượng năng lượng cho các hoạt động của cơ thể mỗi ngày. Do đó, loại quả này không tốt cho những thai phụ trong nhóm nguy cơ thừa cân, mẹ bầu bị tiểu đường.Mặc dù các chuyên gia khuyên bà bầu nên hạn chế ăn sầu riêng nhưng trái sầu riêng lại có tác dụng giúp tăng cường và phục hồi sức khỏe cho người ốm yếu, có ích cho cơ bắp, duy trì sự chắc khỏe của xương, giúp duy trì và điều hòa hoạt động của tuyến giáp, bảo vệ sự khỏe mạnh cho răng và lợi; cung cấp một nguồn chất béo thô có lợi cho cơ thể, giúp phòng tránh và giảm bớt chứng táo bón, giúp tiêu hóa tốt và làm giảm bệnh đau nửa đầu. Do chứa chất acid amin tryptophan cao, nên sầu riêng có tác dụng giúp giảm bớt trầm cảm, mất ngủ, tạo ra cảm giác thư thái cho con người bằng cách tăng mức độ serotonin trong não bộ, đẩy lùi tình trạng lo âu, chán nản. Sầu riêng còn giúp làm sạch máu và là một loại quả giúp kích thích hưng phấn tình dục mạnh mẽ.
Mặc dù, bà bầu được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên nên hạn chế ăn sầu riêng nhưng không có nghĩa là bà bầu phải tránh xa hoàn toàn thứ quả này. Thành phần dinh dưỡng đáng chú ý của trái sầu riêng là vitamin C (chiếm 32%), folate (9%) và ma-gie (8%) (trong 100g). Để tận dụng tối đa những giá trị dinh dưỡng cũng như trung hòa “tính nóng” của trái sầu riêng, bà bầu cần ăn sầu riêng đúng cách và nên ăn kết hợp cùng với các loại quả mang tính hàn như dứa, thanh long, măng cụt.
Những lưu ý khi ăn sầu riêng:
Không nên ăn sầu riêng cùng lúc với các thức uống như cà phê hoặc các loại bia, rượu, cơm rượu, vì sẽ xuất hiện những rối loạn tiêu hóa như đầy hơi, buồn nôn và hơi thở bị nặng mùi, cơ thể mệt mỏi, khó chịu.
Tránh chế biến sầu riêng chung với các gia vị cay nóng như tiêu, ớt, gừng, tỏi… vì chúng sẽ làm giảm hương vị của sầu riêng, lại kết hợp với tính nóng của sầu riêng, gây ra tình trạng nóng bứt rứt khó chịu trong người.
Cách lựa chọn sầu riêng ngon:
Nên mua sầu riêng loại quả tươi, mới thu hoạch. Sầu riêng ngon là trái có gai nở tròn, đều không có vết xước, thủng sâu, không bị nứt, lắc thử có cảm giác như bên trong lỏng, vỗ nghe âm trầm, dùng tay bóp gai thấy mềm không cứng, điều này chứng tỏ quả chín đều không bị sượng.
Không nên tham rẻ mua quả già, quả non, không chọn trái cuống thối, nên chọn trái cuống còn xanh cứng có mùi thơm ngon đậm kéo dài, màu đặc trưng gai và vỏ còn cứng. Nếu không có kinh nghiệm có thể yêu cầu người bán dùng que thử găm vào phần thịt lấy ra kiểm tra, nếu có mùi thơm béo là được, nếu không chắc thì tách đôi quả.
Trong suốt thời kỳ mang thai, chế độ ǎn uống của người mẹ có vai trò quan trọng quyết định đối với sự phát triển của thai nhi. Người mẹ phải ǎn uống cho mình và cho cả con trong bụng. Giai đoạn này mẹ bầu cần tǎng được từ 10kg đến 12kg và không nên tăng quá 18kg, như thế vừa tốt cho thai nhi và bạn cũng không phải lo lắng nhiều về vấn đề cân nặng của bạn sau khi sinh.
+ Xem thêm:
LỢI ÍCH TUYỆT VỜI CỦA DƯA HẤU ĐỐI VỚI MẸ BẦU