Bà Bầu Ăn Chôm Chôm Có Tốt Không

  10928

Chôm chôm là loại quả chứa nhiều chất dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất có lợi cho sức khỏe mẹ bầu.

Bà bầu ăn chôm chôm được không là thắc mắc của rất nhiều người. Có ý kiến cho rằng, quả chôm chôm có tính ngọt, dễ bị tiểu đường thai kỳ khiến nhiều người hoang mang.

Dưỡng chất từ chôm chôm?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thịt chôm chôm chứa rất nhiều chất xơ giúp cơ thể dễ dàng loại bỏ chất thải, ngăn ngừa viêm ruột thừa, sỏi thận, trĩ và ung thư ruột già.

Ở nước ta các giống chôm chôm được trồng nhiều là chôm chôm Java, chôm chôm nhãn, chôm chôm đường… Trong các giống trên, chôm chôm nhãn được đánh giá cao hơn cả.

Thịt chôm chôm rất giàu vitamin C, đồng, mangan, các nguyên tố khoáng vi lượng như kali, calcium, sắt… Chôm chôm cũng giàu protein, chất béo tốt, phospho… Lá, rễ, thân, vỏ, hạt của cây chôm chôm được ứng dụng nhiều trong công nghiệp, trong đó có dược phẩm.

Thịt trái chôm chôm chứa nhiều vitamin C nên có tác dụng tăng cường mô, củng cố hệ miễn dịch và làm giảm cholesterol “xấu” (LDL cholesterol), bà bầu ăn chôm chôm có tác dụng phòng ngừa bệnh tim mạch, chống mệt mỏi, giảm đau, bệnh về nướu. Thịt chôm chôm chứa rất nhiều chất xơ giúp cơ thể dễ dàng loại bỏ chất thải, ngăn ngừa viêm ruột thừa, sỏi thận, trĩ và ung thư ruột già.

Chôm Chôm chứa nhiều dưỡng chất tốt cho bà bầu

Quả chôm chôm cũng chứa chất đồng và sắt, rất cần thiết để kích cơ thể sản sinh các tế bào hồng cầu và bạch cầu. Từ đó, giúp cơ thể kiểm soát các cơn chóng mặt và mệt mỏi do thiếu máu. Ngoài ra, chất mangan trong loại trái cây này cũng còn giúp cơ thể sản xuất ra các enzym có lợi cho sức khỏe.

Bà bầu ăn chôm chôm được không?

Chôm chôm là loại quả chứa nhiều chất dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất có lợi cho sức khỏe mẹ bầu. Nhưng nên chú ý, bà bầu ăn chôm chôm cần có giới hạn, không nên ăn quá nhiều vì trong chôm chôm có tính nóng, bà bầu ăn chôm chôm nhiều có thể ảnh hưởng tới thai nhi, bà bầu ăn nhiều chôm chôm sẽ đối diện với nguy cơ sâu răng, loãng xương, mệt mõi mãn tính, tóc mỏng, suy yếu móng tay móng chân và không thể duy trì có thể khỏe mạnh.

Vậy nên bà bầu ăn chôm chôm cần lưu ý: Không ăn quá nhiều chôm chôm trong giai đoạn thai kỳ để bé được khỏe mạnh và đẩy đủ dưỡng chất.

+ Xem thêm:

BÀ BẦU KHÔNG NÊN ĂN CUA ĐỒNG THƯỜNG XUYÊN

10 THỰC PHẨM GIÀU CANXI NHẤT CHO MẸ BẦU


Nguồn bài viết: baomoi
Chia sẻ cảm nghĩ của bạn về bài viết này: